Theo số liệu Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM), trong 6 tháng đầu năm số trẻ nhập viện do sốt xuất huyết đã tăng nhanh, nhiều trẻ gặp các biến chứng nặng và tử vong. Cụ thể, bệnh viện tiếp nhận 5.493 lượt khám, trong đó có 1.739 ca nhập viện điều trị nội trú. Trung bình bệnh viện tiếp nhận điều trị 120 ca/ngày.
Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao và dễ tái nhiễm
Bệnh sốt xuất huyết do virus gây ra, phần lớn lây truyền qua vết đốt của muỗi cái thuộc loài Aedes aegypti. Trẻ em có xu hướng dễ mắc bệnh hơn do hệ miễn dịch đang phát triển nên dễ bị các loại vi khuẩn, virus tấn công. Đặc biệt, thời điểm mưa nhiều, độ ẩm cao muỗi dễ sinh sôi, phát triển làm tăng nguy cơ gây bệnh.
Trẻ là đối tượng có nguy cơ tái nhiễm sốt xuất huyết cao.
Có 4 loại virus (DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4), được gọi là các túyp huyết thanh của sốt xuất huyết. Phục hồi sau khi nhiễm bệnh lần đầu tiên có thể giúp trẻ miễn dịch với túyp huyết thanh huyết đã mắc nhưng cũng làm tăng nguy cơ sốt xuất huyết trở nặng nếu trẻ bị tái nhiễm một túyp huyết thanh khác. Chính vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp sốt xuất huyết là 1 trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng.
Cảnh giác với dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng ở trẻ
Theo chia sẻ của Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Sốt xuất huyết thường có các triệu chứng tiến triển theo 3 giai đoạn, phụ huynh nên lưu ý, đặc biệt là các dấu hiệu trở nặng để can thiệp kịp thời, giúp trẻ khỏe mạnh, an toàn:
Giai đoạn sốt: Ở giai đoạn này trẻ thường sốt cao, da sung huyết ửng đỏ, buồn nôn và nôn nên rất dễ nhầm là cảm cúm, sốt siêu vi thông thường, dẫn đến nhiều phụ huynh tự điều trị. Điều này rất nguy hiểm vì nếu trẻ bị sốt xuất huyết thì chỉ được phép sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau chứa thành phần paracetamol an toàn trong điều trị sốt xuất huyết. Không được dùng aspirin và ibuprofen vì có thể gây ức chế chức năng tiểu cầu, kích ứng niêm mạc dạ dày, chảy máu dạ dày và dẫn đến hội chứng sốc sốt xuất huyết, có thể tử vong. Vì vậy, thời điểm hiện tại đang là cao điểm của sốt xuất huyết nên cần đưa đi khám, thử máu khi trẻ sốt cao để chẩn đoán chính xác có bị sốt xuất huyết hay không.
Theo dõi và phát hiện sớm các dấu hiệu trở nặng để can thiệp kịp thời khi trẻ bị sốt xuất huyết.
Giai đoạn nguy kịch : Sau 3-7 ngày bị sốt, trẻ sẽ cảm thấy mệt, đau bụng, chướng bụng, chán ăn, kèm theo chấm xuất huyết ngoài da. Lúc này, phụ huynh nên theo dõi mạch và huyết áp của trẻ thường xuyên, cung cấp đủ nước để tránh mất nước. Một số trẻ có thể bị đầy bụng, bồn chồn, tay chân lạnh và nhiệt độ cơ thể giảm, điều này có thể khiến cha mẹ hiểu nhầm rằng con đang dần hồi phục. Thực tế, hầu hết trẻ đều phục hồi sau giai đoạn này nhưng một số trẻ sẽ xuất hiện tình trạng rò rỉ mao mạch toàn thân do tăng tính thấm thành mạch, dẫn đến thoát huyết tương và sốc nặng. Chậm chẩn đoán sốt xuất huyết nặng có nguy cơ tử vong cao (lên đến 40%). Do đó, trẻ hết sốt nhưng có các biểu hiện như đau bụng, nôn (từ 3 lần trở lên trong vòng 1 giờ hoặc từ 4 lần trở lên trong vòng 6 giờ); Chảy máu mũi hoặc nướu răng; Nôn ra máu hoặc có máu trong phân; Không làm chủ được cảm xúc, khóc lóc, la hét; Da toàn thân lạnh, khó thở… là những dấu hiệu trẻ có nguy cơ bị sốc sốt xuất huyết nên cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.
Giai đoạn hồi phục: Sau 7-14 ngày, thân nhiệt trẻ giảm xuống, các vết nổi đỏ cũng tan dần. Giai đoạn này trẻ sẽ lấy lại cảm giác thèm ăn và năng lượng, bớt đau bụng, chướng bụng.
Lưu ý, một số trẻ nhũ nhi, dư cân hoặc có bệnh lý nền liên quan đến rối loạn chảy máu, ung thư hoặc mắc bệnh lý khiến sức đề kháng và miễn dịch kém cần được theo dõi chặt chẽ hơn, vì sốt xuất huyết có thể tiến triển nặng ở giai đoạn nguy kịch, gây tử vong.
Chăm trẻ tại nhà đúng cách
Hiện tại, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, để giúp trẻ giảm sự khó chịu trong quá trình điều trị cần bù nước bằng dung dịch điện giải, nước trái cây và dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau có thành phần paracetamol, đây là loại thuốc an toàn cho bệnh nhân sốt xuất huyết, mỗi lần dùng từ 10 - 15mg/kg, cách nhau 4-6 giờ/liều.
Lựa chọn đúng thuốc hạ sốt phù hợp, phụ huynh bớt nỗi lo hạ sốt trong sốt xuất huyết.
Để tránh dùng quá liều, tiện sử dụng, phụ huynh có thể lựa chọn thuốc hạ sốt Hapacol có hàm lượng paracetamol đã được tính toán phù hợp và an toàn cho từng lứa tuổi của trẻ như: Hapacol 80 cho trẻ 5-8kg, Hapacol 150 cho trẻ 10-15kg, Hapacol 250 cho trẻ 16-25kg, Hapacol 325 cho trẻ 26-32kg. Thuốc hạ sốt Hapacol có mùi cam vị ngọt, dạng bột sủi bọt hòa tan, giúp hạ sốt nhanh vì paracetamol được hấp thu và phát huy tác dụng chỉ sau 15-30 phút.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần phòng tránh sự lây nhiễm của virus bằng cách loại bỏ các dụng cụ chứa nước đọng nơi muỗi sinh sản, sử dụng màn khi ngủ, thuốc xịt muỗi, mặc đồ dài cho trẻ khi ra ngoài chơi vào sáng sớm hay chiều tối…
Thuốc hạ sốt Hapacol có hàm lượng paracetamol phù hợp, an toàn cho nhiều đối tượng như Hapacol 80 với hàm lượng 80 mg paracetamol cho trẻ 5-8kg, Hapacol 150 cho trẻ 10-15kg, Hapacol 250 cho trẻ 16-25kg, Hapacol 325 cho trẻ 26-32kg. Người lớn có thể chọn Hapacol Sủi với hàm lượng 500mg paracetamol hoặc Hapacol 650 với hàm lượng 650mg paracetamol phù hợp với thể trạng người Việt Nam trong giai đoạn mới. Thuốc giúp hạ sốt nhanh, an toàn, mỗi liều dùng cách nhau 4-6 tiếng.
Hapacol được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn Japan-GMP mang lại chất lượng tiêu chuẩn quốc tế đến từng viên sẽ là "bạn đồng hành" cùng nhiều gia đình trong việc giảm đau hạ sốt. Vì thế, hãy luôn cất sẵn Hapacol trong tủ thuốc gia đình khi mà dịch sốt xuất huyết vẫn đang có chiều hướng gia tăng.