Ngày 16/8, Cục Y tế Dự phòng cho biết Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện các biến thể phụ mới của biến chủng Omicron là BA.2.75 (bên cạnh BA.4, BA.5 và BA.2.12.1 đã thông tin trước đó) với khả năng lây nhanh.
Cách đây hơn một tháng, WHO lần đầu tiên lên tiếng cảnh báo về biến chủng này. Từ đó, nhiều chuyên gia trên toàn cầu bày tỏ sự lo lắng và e ngại BA.2.75 có thể vươn lên thống trị thế giới, gây ra hàng loạt làn sóng Covid-19 mới.
Khả năng tái nhiễm
Theo Forbes, các dòng phụ của Omicron như BA.4, BA.5 đều có khả năng gây tái nhiễm. Một nghiên cứu cho thấy BA.5 có thể kháng lại các phương pháp điều trị kháng thể như Evusheld và Sotrovimab cao hơn từ 14,3 đến 16,8 lần so với các biến chủng trước đó. Bên cạnh đó, BA.5 ít lây nhiễm hơn chút ít so với BA.1 và BA.2, nhưng có thể độc hơn và né tránh miễn dịch mạnh hơn như Delta của năm 2021.
Một nghiên cứu khác được công bố cuối tháng 7 cho thấy BA.2.75 chứa 9 đột biến bổ sung so với BA.2. Đặc biệt, axit amin thay thế, G446S, được coi là vị trí tiềm năng giúp BA.2.75 thoát khỏi kháng thể do vaccine và kháng thể đơn dòng tạo ra.
Bên cạnh đó, chủng này còn có hàng loạt đột biến ở protein gai lần đầu tiên được tìm thấy, ngoài các đột biến đã phát hiện ở BA.2, BA.4, BA.4. Protein gai là loại bị đột biến nhiều nhất trong các dòng phụ của Omicron. Điều này càng thể hiện rõ ở BA.2.75 với 36 axit amin bị đột biến.
So với các chủng Covid-19 ban đầu như Alpha, nó thậm chí còn không có tới 36 đột biến axit amin trên toàn bộ bộ gene, chưa nói đến chỉ ở protein gai. Nhìn chung, đột biến gai của BA.2.75 chiếm khoảng 10% trong tổng số đột biến trong giải trình tự gene. Điều này cho thấy nó có ưu thế hơn rất nhiều so với các chủng Covid-19 mà chúng ta ghi nhận trước đó.
Các đột biến độc nhất của protein gai BA.2.75 được phân lập ở các vị trí đắc địa, giúp nó dễ dàng kháng lại kháng thể từ tự nhiên, vaccine, kháng thể đơn dòng. Đây cũng chính là chìa khóa khiến nó dễ lây lan, gây tái nhiễm hơn và khiến giới chuyên gia e ngại.
Các đột biến của BA.2.75 được chia thành hai loại: Đột biến mới và đảo ngược. Trong đó, đột biến bị đảo ngược so với BA.2 là Q493. Sự đảo ngược thường không phổ biến, nhưng có thể tạo ra lợi thế đáng kể, trường hợp này đúng với BA.2.75.
Ngoài ra, BA.2.75 còn có 8 đột biến mới trong protein gai (K147E, W152R, F157L, I210V, G257S, G339H và N460K). Tất cả đều không phổ biến trong bất kỳ biến chủng nào trước đây.
Tuy nhiên, F157L đã được phát hiện trước đó trong một chủng nhỏ từ châu Phi là A.23.1. Bên cạnh đó, đột biến xảy ra ở vị trí I210 cũng từng có ở chủng A.30 (châu Phi) và chủng B.1.640 (Pháp) nhưng với các dạng đột biến khác nhau (tương ứng là I210N và I210T).
Các chuyên gia nhận định BA.2.75 có cấu trúc đột biến rất độc đáo nhờ virus đột biến thành hàng trăm, thậm chí hàng nghìn chủng cạnh tranh. Những đột biến này có thể khiến giới khoa học phải cảnh giác cao độ. Bởi vô số đột biến mới có thể lây truyền mạnh mẽ hơn hoặc né tránh miễn dịch tăng lên.
Tại Ấn Độ, "gia đình Omicron" đang không ngừng phát triển. Ngoài BA.2.75, các báo cáo gần đây từ nước này cho thấy còn có nhiều dòng khác như BA.2.74 và BA.2.76 cũng đang lây lan cùng lúc.
Hiện tại, các trình tự chính xác không có sẵn để xem trên cơ sở dữ liệu GISAID. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng về cơ bản 3 chủng trên đều chia sẻ cùng một loại protein gai. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở bên ngoài protein gai, giống BA.2.75 và các chủng khác.
Các chuyên gia cho rằng vaccine giúp chúng ta tránh khỏi làn sóng BA.2.75 và ngăn tỷ lệ nhập viện, tử vong tăng cao. Ảnh: Freepik.
Chúng ta có nên lo lắng?
Tại thời điểm WHO thêm BA.2.75 vào danh sách theo dõi hàng tuần, nhiều chuyên gia bày tỏ sự lo lắng về chủng này.
Nhà sinh học tiến hóa Tom Wenseleers, Đại học Leuven, Bỉ, nói với Nature: " Nghiên cứu của tôi phát hiện bằng chứng ban đầu cho thấy các ca nhiễm BA.2.75 đang tập trung ở Australia, Anh, Mỹ và Canada. Nó dẫn đến khả năng chủng này cuối cùng có thể thay thế BA.5".
Nhưng không ít nhà khoa học cho rằng chúng ta đang thổi phồng quá mức sự nguy hiểm của BA.2.75. Bằng chứng là tỷ lệ nhập viện và tử vong ở Ấn Độ không có sự thay đổi.
Theo một nhà virus học Shahid Jameel, Đại học Oxford, Anh, BA.2.75 không gây nguy cơ tái nhiễm lớn cho người nhiễm BA.5. Trong khi đó, tiến sĩ Ben Krishna, Đại học Cambridge, nhận định nhờ tiêm chủng, chúng ta sẽ đối mặt được với BA.2.75.
Đặc biệt, BA.2.75 cũng không xuất hiện nhiều ở các quốc gia khác. Tại Mỹ, đa số ca mắc (88%) vẫn là chủng BA.5, còn lại là các chủng khác như BA.4 (6,6%) và BA.4.6 (4,8%). Số ca nhiễm BA.2.75 khá thấp và không đủ để được liệt kê chính thức trong dữ liệu ca bệnh của Mỹ.
Hiện tại, WHO chưa phân loại biến chủng này thuộc nhóm đáng quan ngại. Nhìn chung, tác động của BA.5 và BA.2.75 với sức khỏe, nguy cơ nhập viện và tử vong đang được xem xét.
Hơn 27 năm phát triển tại thị trường Việt Nam với sứ mệnh cao cả "Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn", Lifebuoy là sản phẩm diệt khuẩn bán chạy hàng đầu đã và đang đóng góp vào sứ mệnh phòng chống dịch bệnh. Bằng cách lan tỏa thói quen rửa tay và giữ gìn vệ sinh cá nhân, Lifebuoy hướng đến nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, an toàn cho cả cộng đồng.
Cùng Lifebuoy đánh bay nỗi lo bệnh truyền nhiễm và an toàn chung sống với dịch Covid-19. Lifebuoy chưa? Lifebuoy đi!