Sau tiêm thuốc tan mỡ vài tuần, vùng bụng của bệnh nhân xuất hiện hàng chục cục cứng. Các khối u càng ngày càng đau, sưng to dọa vỡ.
Sau tiêm thuốc tan mỡ vài tuần, vùng bụng của bệnh nhân xuất hiện hàng chục cục cứng. Các khối u càng ngày càng đau, sưng to dọa vỡ.
Theo lời kể của bệnh nhân khi vào cấp cứu tại một bệnh viện thẩm mỹ ở TPHCM, bệnh nhân đã được tiêm thuốc tan mỡ tại một cơ sở thẩm mỹ ở Đồng Tháp. Sau đó, vùng bụng của bệnh nhân xuất hiện hàng chục cục cứng. Các khối vu càng ngày càng đau, sưng to.
bệnh nhân được cơ sở đó rạch và nặn mũ ra… Nhưng cứ thế vài tuần, vùng bụng lại có những cục sưng to lên… bệnh nhân được cho uống kháng sinh liên tục đến nỗi gương mặt trở nên xám xịt.
Theo TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung, Giám đốc bệnh viện này, các bác sĩ phải rạch và phá tất cả áp xe. Sau đó, bệnh nhân được đặt máy vắt 2-3 tuần, bơm rửa các ổ áp xe mũ liên tục mỗi ngày và sử dụng kháng sinh mạnh trong 2 tuần.
bệnh viện này thường xuyên tiếp nhận các trường hợp áp xe vì tiêm chất tan mỡ vào bụng. Hầu hết các cơ sở tiêm đều là những cơ sở thẩm mỹ chui, không phải là nhân viên y tế.
Các bác sĩ đang nạo hút mũ cho một ca tiêm thuốc tan mỡ.
Theo TS.BS Tú Dung, hiện tại áp xe trong tiêm filler, chất tan mỡ vào mông, bụng là biến chứng thẩm mỹ nghiêm trọng nhất.
Khi tiêm, các chất này sẽ đi khắp vào mô, mô mỡ, lớp biểu bì, cơ, mạch máu và gây hoại tử khắp nơi. Các vấn đề này hậu quả rất kinh khủng và mất rất nhiều thời gian để điều trị, phục hồi.
Trước đây, bệnh viện này đã tiếp nhận trường hợp bị 15 lỗ hoại tử trên bụng do tiêm chất tan mỡ không rõ nguồn gốc.
Người phụ nữ 30 tuổi ở Đăk Nông sang Campuchia mua chất tan mỡ với giá 70 triệu đồng sau đó tự tiêm vào bụng. Hai tháng sau, da bụng hoại tử lan sang lưng và hông.
Kết quả CTScanner và siêu âm bụng cho thấy, bệnh nhân bị hoại tử bụng nghiêm trọng. Bác sĩ Tú Dung cho biết, đây không phải là hoại tử một vùng, mà là một loại hoại tử lan tỏa. Tức là các mô hoại tử ăn sâu và di căn ra vị trí khác trên cơ thể.
Người ta quảng cáo chất tan mỡ này có công dụng “thần kỳ” khiến bệnh nhân tin tưởng để tiêm. Ca này phải điều trị 2 - 3 tháng liền, nhiều tổn thương khó hồi phục.
TS.BS Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng - phẫu thuật tạo hình bệnh viện Chợ Rẫy, cũng từng cảnh báo, bên cạnh việc phá hủy tế bào mỡ, thuốc tiêm tan mỡ còn phá hủy luôn màng tế bào của các tổ chức mạch máu, thần kinh nằm trong vùng ảnh hưởng của thuốc. Từ đó, tạo ra những u mỡ tại chỗ, gây viêm mô tế bào, tổn thương các mô liên kết khác, tạo sẹo vĩnh viễn, gây đau nhức, hoại tử da.
Khi còn tồn tại thuốc tan mỡ trong cơ thể bệnh nhân, vết thương không thể lành được. ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và thậm chí cả tính mạng.
Trước những biến chứng nguy hiểm của thuốc tan mỡ, ngày 7/4/2010, Cơ quan Quản lý Thực - Dược phẩm Mỹ (FDA), Bộ Y tế Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đan Mạch, Australia… từng cảnh báo và cấm sử dụng với mục đích làm tan mỡ.
Nguồn Tin: