Cúng cô hồn ở đâu?
Lễ cúng cô hồn là một lễ cúng rất đặc biệt bởi sẽ không cúng trong nhà mà cúng ngoài trời. Địa điểm cúng có thể là cửa nhà, vỉa hè, cổng làng, các ngã ba, không cúng trong nhà bởi việc này theo quan niệm xưa là sẽ rước vong vào nhà.
Trong trường hợp gia đình không có nhiều điều kiện, gia chủ có thể dùng chút muối và gạo rắc ra ngoài cửa, bốn phương tám hướng sau khi hoàn thành lễ cúng Phật và gia tiên.
Mâm cúng cô hồn gồm những gì?
Việc chuẩn bị mâm cúng cô hồn rất tỉ mỉ, đầy đủ và vô cùng quan trọng. Vậy mâm cúng cô hồn cần chuẩn bị những gì?
Mâm cúng cô hồn gồm những gì, đồ cúng cô hồn có ăn được không?
Mâm cúng cô hồn bao gồm:
- Muối gạo (1 đĩa): sẽ được rắc ra vỉa hè ngã ba ngã tư đường hoặc sân trước nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong;
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt.
- 12 cục đường thẻ.
- Hoa quả (5 loại 5 màu).
- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc.
- Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc...
- Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).
- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá thấp ).
- Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.
Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...). Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông 3, Tây 7, Nam 9, Bắc 1, mỗi hướng tương ứng với 3-7-9-1 nén hương ( nén nhang).
Đồ cúng cô hồn có ăn được không?
Theo quan niệm xưa, nhiều người tin rằng đồ cúng cô hồn không nên ăn bởi sẽ đưa vong linh theo vào nhà. Tuy nhiên, ngày nay việc sử dụng đồ cúng đã phổ biến hơn.
Chủ nhà luôn lựa chọn những đồ ăn, phẩm vật có chất lượng tốt nhất để cúng cô hồn. Vì lẽ đó không cần lo lắng đến nguồn gốc, sản xuất của chúng.
Những đồ cúng thường đặt ở nơi cao ráo và thoáng mát. Vì vậy sau một khoảng thời gian cúng, những đồ lễ này sẽ còn sạch và dùng được.