Lúc này, tốc độ sinh trưởng của
cây cảnh
sẽ giảm hoặc thậm chí là ngừng sinh trưởng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu về chất dinh dưỡng cũng như nước sẽ giảm. Khi ấy, chúng ta nên chuyển
cây cảnh
đến nơi thoáng mát để "nghỉ ngơi", ít bón phân, kiểm soát nước và tránh để
cây cảnh
của bạn tiếp xúc với mưa nắng.
Trong quá trình nghỉ ngơi, nếu cây cảnh không phát sinh bệnh như vàng lá, đốm đen, lá và chồi ngọn úa vàng, thối rễ, trường hợp nặng cây cảnh sẽ khô héo không sống được qua mùa hè.
Dưới đây là những loại cây cảnh cần được "ngủ" và "nghỉ ngơi" trong tiết trời mùa hè nắng nóng.
1. Cây cảnh hoa lồng đèn
Cây cảnh hoa lồng đèn là một loài cây cảnh đặc biệt sợ tiếp xúc với nhiệt cao và được nhiều người trồng cây cảnh yêu thích bởi hoa của chúng có hình dáng rất bắt mắt.
Với vẻ đẹp và hình dạng độc đáo của mình, loài cây cảnh hoa lồng đèn này nổi bật hẳn so với các loài hoa khác và có thể thu hút ánh nhìn của bất kì ai.
Sở dĩ được gọi là cây cảnh lồng đèn vì chúng nở hoa trông giống như những chiếc đèn lồng với nhiều màu sắc, nhiều chủng loại đa dạng và phong phú. Hình dáng của mỗi loại cây cảnh lồng đèn khác nhau và rất đẹp, trang nhã. Khi nở hoa cũng rất to, nhiều màu và rất đẹp.
Tuy nhiên, khi thời tiết lên đến khoảng 30 độ C, cây cảnh hoa lồng đèn sẽ"ngủ hè". Thậm chí, nếu vượt quá 35 độ C, cây cảnh sẽ dễ bị héo úa, nhiều lá vàng.
Loài hoa lồng đèn nhỏ nhắn có tên khoa học là Fuchsia X Hybrida, thuộc họ Anh thảo chiều (Onagraceae), hoa có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực Nam Mỹ và được những người dân bản địa nơi đây rất ưa chuộng, thường sử dụng để trồng làm cây cảnh trước hiên nhà.
Do đó hãy di chuyển nó đến nơi thoáng mát, kiểm soát nhiệt độ dưới 30 độ C để cây cảnh được "nghỉ ngơi". Lúc này nhớ ngưng bón phân, kiểm soát nước. Không tưới nước khi đất trong chậu chưa khô, không tưới nước khi nhiệt độ cao và khô. Khi nhiệt độ giảm xuống và thời tiết trở nên mát mẻ hơn bạn có thể chăm sóc cây cảnh hoa lồng đèn này một cách bình thường.
Có thể cắt bỏ một số cành quá rậm rạp, mập mạp hoặc sinh trưởng không tốt để tránh ảnh hưởng đến sự thông gió và nhận ánh sáng ở cây cảnh đồng thời gây sâu bệnh cũng như giúp cây giảm tiêu thụ chất dinh dưỡng và trải qua mùa hè một cách an toàn.
2. Cây cảnh hoa đỗ quyên
Cây cảnh hoa đỗ quyên là loại cây cảnh "đẹp nhưng đỏng đảnh, khó trồng". Đỗ quyên là loại cây cảnh ưa chua và thích kiềm điển hình, có yêu cầu cao về mặt nhiệt độ và độ ẩm của môi trường trồng. Thậm chí do thích kiềm nên khi tưới nước không đúng cách cho cây cảnh hoặc để cây cảnh này tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ khiến cho cây cảnh hoa đỗ quyên bị vàng lá, rụng lá, thối rễ thậm chí rễ bị thối sẽ xuất hiện hiện tượng khô héo.
Cây cảnh hoa đỗ quyên là quốc hoa của đất nước Nepal, loài hoa này có nguồn gốc từ vùng đất ôn đới. Tại Việt Nam, hoa đỗ quyên chỉ có thể tự mọc tại những vùng như Sapa của Lào Cai, Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, Bạch Mã tỉnh Thừa Thiên Huế, Tây Giang thuộc tỉnh Quảng Nam.
Để trồng cây cảnh hoa đỗ quyên vào mùa hè, bạn cần đặt chúng trong nhà thoáng mát và thoáng khí để cây cảnh đỗ quyên được "nghỉ ngơi". Tránh để cây cảnh đỗ quyên tiếp xúc với nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh.
Đồng thời không nên tưới nước quá thường xuyên cho cây cảnh cũng như không được để cây cảnh bị thiếu nước, giữ cho đất trong chậu luôn ẩm, không bị úng, không khí khô ráo.
Một mẹo nhỏ cho bạn đó là có thể tưới nước quanh gốc cây cảnh để làm tăng độ ẩm không khí cho cây cảnh "khó tính" này.
3. Cây cảnh lan càng cua
Cây cảnh lan càng cua cũng là loài cây cảnh có hoa nở vào mùa Đông Xuân, đến mùa Hè thì nó sẽ "ngủ" khi nhiệt độ cao. Cũng là một trong những loại cây cảnh mọng nước, nên bạn không cần tưới quá nhiều nước cho chúng khi nhiệt độ cao, và nên nhớ cần tránh mưa cho cây cảnh lan càng cua.
Một loài cây thuộc họ xương rồng có thân cành khẳng khiu, trông rất khô cứng nhưng lại nở ra những bông hoa bóng mượt, mềm mại và cực kỳ sai hoa, xum xuê tuyệt đẹp. Đó chính là cây cảnh lan càng cua – cái tên ngộ nghĩnh ấy cũng bắt nguồn từ những bông hoa xinh xinh trông giống chiếc càng con cua.
Nếu không, cây cảnh lan càng cua của bạn sẽ rất dễ bị thối rễ và thối đen, đặc biệt là lan càng cua có bộ rễ rất nông nên rễ cây rất dễ bị thối sau khi bị tích nước, lá của cây cảnh sẽ bị dập nát từng đoạn.
Mùa hè, hãy đặt cây cảnh lan càng cua ở nơi mát và thoáng gió để cây cảnh được "nghỉ ngơi" cũng như cần kiểm soát tốt lượng nước tưới cho cây cảnh và nhớ ngưng bón phân nhé.
4. Các loại cây cảnh mọng nước
Mặc dù các loại cây cảnh mọng nước đều có khả năng chịu hạn tương đối tốt và thích ánh nắng mặt trời thế nhưng chúng không thích cả nhiệt độ cao và mưa. Thời tiết đang nóng nóng, các loại cây cảnh mọng nước sẽ chuyển sang trạng thái "ngủ hè", tốc độ sinh trưởng bị chậm lại đáng kể thậm chí là chúng sẽ không phát triển. Lúc này nếu gặp phải những trận mưa hoặc tưới quá nhiều cho cây cảnh thì các loại cây cảnh mong nước sẽ rất dễ bị vàng lá, thối rễ hoặc lõi, lá bị thối đen và chảy nước hoặc sinh bệnh.
Cây cảnh sen đá rất dễ bị thối lá hỏng cây khi bị tưới quá nhiều nước vào mùa hè.
Chính vì lẽ đó mà khi trồng và chăm sóc các loại cây cảnh mọng nước ở nhiệt độ cao trong mùa hè, bạn nên nhớ cần giảm nhiệt cho những cây cảnh này. Đặc biệt là thời điểm khi trời nắng chói chang vào buổi trưa, bạn nên chuyển cây cảnh mọng nước sang những nơi có bóng râm và thoáng gió để "nghỉ ngơi". Ngưng bón phân và kiểm soát lượng nước thích hợp. Tuyệt đối không tưới thêm nước nếu đất không thực sự khô và không được phun nước lên lá.
Khi phát hiện ra những cành đoạn bị thối, hãy dành thời gian để cứu những cây cảnh mọng nước bằng cách chỉ để lại những cành lá khỏe mạnh.