TTO - Đến nay cả nước ghi nhận hơn 136.075 ca mắc sốt xuất huyết, 45 người tử vong, trong đó có 18 trẻ em.
- TP.HCM: Một tuần hơn 3.000 ca sốt xuất huyết, 2 trường hợp tử vong
- Cảnh báo không tự điều trị bằng thuốc giảm đau khi bị sốt xuất huyết
- Số tử vong do sốt xuất huyết của bộ thấp hơn số thực tế?
Hội nghị trực tuyến tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sáng 2-8 tại Hà Nội - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Đây là thông tin do Cục Quản lý khám chữa bệnh chia sẻ tại hội nghị trực tuyến tiến độ tiêm chủng vắc xin COVID-19 và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sáng 2-8 tại Hà Nội.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số ca mắc sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm đến nay của cả nước là 136.075 trường hợp. Trong đó có 45 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2021, số mắc tăng 3,2 lần, tử vong tăng 31 trường hợp.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết trong 10 năm qua, tỉ lệ tử vong do sốt xuất huyết ở Việt Nam vẫn ở mức thấp trong khu vực. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan, đặc biệt là dịch COVID-19 kéo dài khiến nhiều đơn vị gặp khó khăn, ca tử vong năm nay tăng cao hơn so với năm ngoái.
Ông Khoa cũng thông tin các đơn vị đã tiến hành phân tích 18 trường hợp trẻ tử vong do sốt xuất huyết để nhận định các đặc điểm, đưa ra các giải pháp để giảm tử vong. Qua đó ghi nhận 72,2% ca tử vong là trẻ thừa cân béo phì.
Tỉ lệ nam/nữ tử vong là 11/7 (nam tử vong chiếm nhiều hơn nữ) và trẻ trên 6 tuổi chiếm 77,8%. Số ca bệnh nhập viện muộn là 6/18 trường hợp, chiếm 33,3%; chuyển viện không an toàn chiếm 21,4%.
Dựa vào những phân tích trên, đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh đưa ra 10 giải pháp cơ bản giảm tử vong do sốt xuất huyết, trong đó có truyền thông, hướng dẫn cho người dân nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sốc sốt xuất huyết để đưa người bệnh nhập viện kịp thời; t ăng cường công tác hội chẩn nội viện, liên viện; t hiết lập đường dây nóng hỗ trợ từ xa; đ ảm bảo đủ thuốc, vật tư, dịch truyền và thiết bị cho công tác điều trị.
DƯƠNG LIỄU