Trang Chủ > Sức khỏe > Ê buốt răng là phản ứng tự nhiên hay dấu hiệu của bệnh lý?

Ê buốt răng là phản ứng tự nhiên hay dấu hiệu của bệnh lý?

Zingnews
21/09/2022 08:41:31

Theo nghiên cứu định lượng mới được GSK Consumer Healthcare thực hiện gần đây cho khu vực Đông Nam Á, khoảng 87% người Việt gặp phải tình trạng răng ê buốt. Tuy nhiên, chỉ 39% nhận thức được điều đó và 48% có triệu chứng răng ê buốt nhưng chưa ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề này. Đằng sau việc không chú trọng các vấn đề về răng ê buốt là những lầm tưởng thường gặp, khiến việc phát hiện cũng như điều trị khó khăn hơn.

Để tránh hiểu lầm không đáng có, bạn có thể cập nhật thông tin với việc trả lời 7 câu hỏi dưới đây.

Ê buốt răng là phản ứng tự nhiên hay dấu hiệu của bệnh lý?-1

Nguyên nhân gây ê buốt răng là gì? Mòn men răng, tuột nướu Ăn quá nhiều thức ăn/đồ uống nóng, lạnh, chua Không dùng ống hút, thói quen nhai một bên, ăn thức ăn nguội Men răng là bề mặt cứng ngoài cùng của răng, có tác dụng bảo vệ ngà răng. Khi men răng bị mòn hoặc xảy ra tình trạng tụt nướu, ngà răng sẽ lộ ra bên ngoài. Ngà răng chứa hàng nghìn rãnh siêu nhỏ chạy về phía trung tâm của răng, nơi các dây thần kinh tồn tại. Các chất dịch trong ống ngà khi lộ ra ngoài và tiếp xúc với thức ăn, đồ uống… sẽ chuyển động nhanh dưới tác động của nóng và lạnh, tạo ra sự thay đổi áp suất bên trong ống ngà. Tác động này làm hoạt hóa các sợi thần kinh trong răng, gây cảm giác ê buốt và đau.

Ê buốt răng là phản ứng tự nhiên hay dấu hiệu của bệnh lý?-2

Triệu chứng nhận biết tình trạng răng ê buốt? Cơn đau nhức kéo dài vài giờ liền Cơn đau nhói ở răng, ngắn và đột ngột khi ăn đồ nóng/lạnh/chua/ngọt, hít thở không khí lạnh Ê răng khi ăn đồ nhiều dầu mỡ, chiên/rán Ê buốt răng không phải phản ứng tự nhiên của cơ thể, mà là dấu hiệu của những bệnh lý khó lường. Tình trạng này có thể nhận biết qua việc cảm thấy ê buốt hoặc đau răng khi ăn uống đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc hít thở trong điều kiện không khí lạnh, hay đánh răng bằng bàn chải lông cứng.

Ê buốt răng là phản ứng tự nhiên hay dấu hiệu của bệnh lý?-3

Độ tuổi nào thường gặp tình trạng ê buốt răng? 0-20 tuổi 20-40 tuổi Trên 40 tuổi Tình trạng ê buốt răng có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào từ lúc thanh thiếu niên đến trên 70 tuổi, nhưng thường gặp hơn cả ở độ tuổi 20-40. Tuy nhiên, việc thay đổi thói quen răng miệng, ăn uống, sinh hoạt có thể cải thiện đáng kể tình trạng ê buốt của răng, dù ở bất cứ độ tuổi nào.

Ê buốt răng là phản ứng tự nhiên hay dấu hiệu của bệnh lý?-4

Các ảnh hưởng lớn khi tình trạng răng ê buốt kéo dài? Tình trạng mòn men răng, tụt nướu có thể trở nên nghiêm trọng hơn Mất niềm vui khi ăn uống, nguy cơ biếng ăn Tất cả phương án trên Tùy theo mức độ mà ê buốt răng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Đơn cử, do không thể thưởng thức món ăn yêu thích của mình nên người bệnh, nhất là người lớn tuổi bị mất đi niềm vui ăn uống, lâu dần dễ dẫn đến nguy cơ biếng ăn. Tình trạng răng ê buốt kéo dài còn có thể khiến các nguyên nhân gây ra răng ê buốt như tụt nướu, mòn men răng trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được chữa trị kịp thời.

Ê buốt răng là phản ứng tự nhiên hay dấu hiệu của bệnh lý?-5

Vệ sinh răng miệng thế nào để cải thiện ê buốt răng? Đánh răng ít nhất 2 lần và tối đa 3 lần mỗi ngày đúng cách bằng bàn chải lông mềm Sử dụng kem đánh răng chuyên biệt dành cho răng ê buốt Không đánh răng ngay sau khi ăn Tất cả phương án trên Việc thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng, ăn uống, sinh hoạt có thể cải thiện đáng kể tình trạng ê buốt răng. Cụ thể, thay vì đánh răng thật mạnh để loại bỏ những mảng bám trên răng, khiến men răng bị mài mòn dẫn đến ê buốt, bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm và tạo thành một góc 45 độ với đường nướu rồi chải lên xuống nhẹ nhàng. Kết hợp thêm kem đánh răng chuyên biệt dành cho răng ê buốt sẽ giúp giảm các triệu chứng ê buốt và bảo vệ răng lâu dài.

Ê buốt răng là phản ứng tự nhiên hay dấu hiệu của bệnh lý?-6

Hiệu quả nổi bật của kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt là gì? Ngăn ngừa mảng bám và giảm viêm lợi Phục hồi, giảm ê buốt răng, làm chắc men răng Làm trắng răng, ngừa sâu răng Tất cả phương án trên Theo các chuyên gia răng miệng, việc chăm sóc và đánh răng 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng chuyên biệt dành cho răng ê buốt là một trong những cách đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao. Cụ thể, ngoài tính năng thông thường như bảo vệ men răng, phòng ngừa sâu răng, làm trắng răng hay tạo hơi thở thơm mát, kem đánh răng dành cho răng ê buốt còn chứa các thành phần như muối kali nitrat, muối thiếc florua giúp phục hồi và giảm ê buốt răng qua cơ chế giúp làm giảm nhạy cảm ở dây thần kinh, bịt kín ống ngà và làm chắc men răng. Các chuyên gia cũng khuyến nghị tiếp tục sử dụng kem đánh răng chuyên biệt cho răng ê buốt cả khi triệu chứng đã thuyên giảm để tránh tình trạng này quay trở lại.

Ê buốt răng là phản ứng tự nhiên hay dấu hiệu của bệnh lý?-7

Công nghệ NovaMin trong kem đánh răng hỗ trợ phục hồi và bảo vệ răng ê buốt thế nào? Tăng cường flour giúp bảo vệ men răng Bổ sung hợp chất hydroxyapatite điều trị ê buốt Chất thủy tinh sinh học tạo ra một lớp giống men răng tự nhiên, bao phủ ngà răng bị hở NovaMin là công nghệ tiên tiến giúp hỗ trợ phục hồi và bảo vệ răng ê buốt. Khi tiếp xúc nước bọt, chất này hình thành một lớp tương tự men răng tự nhiên, bao phủ bề mặt răng và ống ngà, ngăn sự dịch chuyển của dịch trong ống ngà cũng như tác động trực tiếp của môi trường lên bề mặt ngà răng. Nhờ đó, bảo vệ và giảm thiểu tình trạng ê buốt cho răng hiệu quả hơn.

Ê buốt răng là phản ứng tự nhiên hay dấu hiệu của bệnh lý?-8

Kem đánh răng Sensodyne Repair & Protect Deep Repair ứng dụng công nghệ tiên tiến NovaMin, giúp phục hồi sâu cho răng ê buốt bằng cách hình thành lớp bảo vệ vững chắc với cấu trúc tương tự men răng bao phủ vùng răng nhạy cảm. Với hai lần sử dụng mỗi ngày, kem đánh răng Sensodyne Repair & Protect Deep Repair được thử nghiệm chứng minh hiệu quả trong việc giúp phục hồi sâu và giảm cảm giác ê buốt. Sản phẩm có chứa fluoride giúp ngăn ngừa sâu răng.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 995/2021/XNQC-YTHCM ngày 17/12/2021.