Sau khi một điều dưỡng phát hiện cháu bé có biểu hiện sốc phản vệ đã bế cháu đến phòng cấp cứu, hệ thống báo động đỏ được kịch hoạt, kịp thời cấp cứu giúp cháu bé qua cơn nguy kịch. (ảnh cắt từ camera của BV)
Cụ thể, ông Phạm Văn Học, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc BV Đa khoa Hùng Vương chia sẻ, chiều 18/9/2022, bệnh nhân nhi 31 tháng tuổi nhập viện điều trị nội trú (từ ngày 15/9 với chẩn đoán viêm tiểu phế quản cấp, viêm tai giữa hai bên, bệnh nhân) được các bác sỹ chỉ định dùng kháng sinh amoxicilin.
Sau khi tiêm bé vẫn hoàn toàn bình thường nhưng ngay sau khi các điều dưỡng ra khỏi phòng để đi thực hiện y lệnh ở các buồng khác thì bệnh nhi có những diễn biến xấu: Bé đột ngột tím tái, mệt lả. Thấy vậy, bố mẹ bé vừa ôm con chạy ra khỏi phòng vừa hoảng hốt gọi cấp cứu.
Đúng lúc đó điều dưỡng Nguyễn Huy Hoàng là nhân viên thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình đi ngang qua. Tuy không phải bệnh nhân thuộc khoa của mình quản lý và cũng không kịp thăm khám nhưng qua quan sát thấy bé tím tái, khó thở… điều dưỡng Hoàng nghĩ đến tình trạng phản vệ nặng nên đã ôm bé chạy thẳng đến khoa hồi sức tích cực chỉ cách đó vài chục mét.
Tại đây bé tiếp tục có những diễn biến rất xấu, mạch nhanh, nhỏ khó bắt, spo2 tụt, huyết áp không đo được, toàn thân tím tái và rơi vào tình trạng hôn mê sâu.
Ngay lập tức các bác sỹ và điều dưỡng trực tại khoa Hồi sức tích cực đã kích hoạt báo động đỏ toàn viện, sử dụng thuốc cấp cứu sốc phản vệ mà chủ lực vẫn là Adrenalin, các thuốc vận mạch khác, đặt nội khí quản, bóp bóng và sau đó cho bé thở máy, chuẩn bị sẵn các kịch bản cấp cứu ngừng tuần hoàn, lọc máu cấp cứu...
Mặt khác các bác sỹ Hồi sức tích cực và và bác sỹ nhi khoa đã thiết lập hệ thống hội chẩn online với các bác sỹ Hồi sức cấp cứu của BV Nhi Trung ương để chuẩn bị cho những tình huống xấu và nặng nề hơn...
Và điều kỳ diệu đã một lần nữa xuất hiện, xuất phát từ sự tin tưởng hợp tác tuyệt đối của gia đình, bố, mẹ bé, cùng với sự nỗ lực tột cùng của tập thể các bác sỹ, điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực, khoa Nhi BV Đa khoa Hùng Vương và các bác sỹ của BV Nhi Trung ương-đặc biệt với sự hỗ trợ tối đa của hệ thống máy móc, trang thiết bị sẵn có bệnh nhi đã cai máy, tự thở, đã tiếp xúc tốt và có thể tự ăn, uống... sau hơn gần 20 giờ chiến đấu không mệt mỏi.
Đây là một ca sốc phản vệ thuộc loại đặc biệt nguy kịch đã được cấp cứu kịp thời và đúng phác đồ, kết quả mà cả thầy thuốc người bệnh và gia đình thân nhân của người bệnh nhận được là những nụ cười rạng rỡ, hạnh phúc.
Cụ ông ngừng tim hơn 40 phút thoát chết thần kỳ nhờ hệ thống "báo động đỏ" liên viện
Để bệnh viện tuyến dưới là bệnh viện vệ tinh chất lượng cao
Hội chẩn trực tuyến phát hiện ca mắc bệnh phong khó chẩn đoán
Phong Châu