Trang Chủ > Sức khỏe > Chảy máu đường mật và những nguy biến 'khó đỡ'

Chảy máu đường mật và những nguy biến 'khó đỡ'

Sức Khỏe và Đời Sống
17/07/2022 04:54:20

1. Nguyên nhân gây chảy máu đường mật

Chảy máu đường mật là một cấp cứu ngoại khoa hay gặp. Bệnh thường do các nguyên nhân:

NỘI DUNG

1. Nguyên nhân gây chảy máu đường mật

2. Triệu chứng chảy máu đường mật

3. Chẩn đoán chảy máu đường mật

4. Chảy máu đường mật gây biến chứng gì?

5. Chảy máu đường mật điều trị như thế nào?

- Do chấn thương : là nguyên nhân phổ biến nhất, bởi các tác động quá mạnh vào vùng gan làm tổn thương vỡ các mạch máu và đường mật dẫn đến chảy máu. Đây là cấp cứu hay gặp sau tai nạn,...

- Do nhiễm trùng đường mật: Do sỏi, ký sinh trùng đường mật và áp xe đường mật gây phá hủy nhu mô gan làm thông thương đường mật và mạch máu. Đây là nguyên nhân hay gặp ở các nước châu Á.

- Do tai biến phẫu thuật: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên biến chứng chảy máu đường mật. Các thủ thuật này bao gồm: Chảy máu sau chọc dò, sinh thiết gan; sau dẫn lưu Kehr; Nội soi mật tụy ngược dòng, nội soi cắt túi mật hoặc cắt bỏ khối u gan …

- Do các nguyên nhân khác: mắc các bệnh lý của gan (ung thư gan,...). Mắc các bệnh lý mạch máu: vỡ phình động mạch ở các mạch máu nuôi vùng gan mật (hay gặp nhất là động mạch gan), viêm đa động mạch và một số bất thường mạch máu khác.

Chảy máu đường mật và những nguy biến 'khó đỡ'-1

Nếu có dấu hiệu chảy máu đường mật, bệnh nhân cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm.

2.

Triệu chứng chảy máu đường mật

Chảy máu đường mật thường xuất hiện các triệu chứng chính:

Xuất huyết tiêu hóa trên

: Biểu hiện là nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu đen, chủ yếu là đi cầu ra phân đen. Đây là dấu hiệu thường dai dẳng và dễ tái phát.

Đau ở vùng hạ sườn phải: thường xuất hiện trước mỗi lần chảy máu.

Vàng da.

Ngoài ra bệnh nhân có thể kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng,

sốt cao

kèm rét run.

3. Chẩn đoán chảy máu đường mật

- Các xét nghiệm xác định chảy máu đường mật bao gồm: Hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrit giảm. Bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng, urê máu tăng, Bilirubin tăng,...

- X quang: bóng gan to, phản ứng góc sườn hoành.

- Chụp tĩnh mạch lách - cửa: có thể thấy lỗ rò tĩnh mạch cửa - đường mật.

Sỏi đường mật, không điều trị sớm hậu quả khó lường ĐỌC NGAY

- Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính giúp thêm chẩn đoán, có thể thấy tổn thương chảy máu đường mật.

Cần thận trọng phân biệt bệnh với một số bệnh như: chảy máu do loét dạ dày tá tràng và chảy máu do tăng áp tĩnh mạch cửa.

Chảy máu đường mật còn phải phân biệt với sỏi mật, viêm đường mật thường có các triệu chứng đau, sốt, vàng da. Cục máu đông nằm trong ống mật có thể dễ chẩn đoán nhầm là sỏi mật trong chẩn đoán hình ảnh.

4. Chảy máu đường mật gây biến chứng gì?

Chảy máu đường mật dễ gây biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của người bệnh, do đó cần được phát hiện và xử trí điều trị kịp thời. Các biến chứng có thể gặp phải như:

- Mất máu: đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của chảy máu đường mật và có thể dẫn đến tử vong.

- Sự hình thành của các cục máu đông trong ống dẫn mật: có thể gây cản trở, tắc nghẽn, đôi khi phải can thiệp phẫu thuật. Ống dẫn mật bị tắc nghẽn còn dẫn đến hiện tượng giãn ống dẫn mật ở phía trên cục máu đông gây vàng da. Một vài trường hợp có thể tạo thành sỏi đường mật .

- Viêm đường mật, viêm túi mật.

- Gây viêm tụy.

- Nhiễm trùng đường mật nặng và từ vong.

Chảy máu đường mật và những nguy biến 'khó đỡ'-2

Chảy máu đường mật dễ gây biến chứng nghiêm trọng.

5. Chảy máu đường mật điều trị như thế nào?

Việc điều trị tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân , mức độ và cường độ chảy máu đường mật cũng như bệnh lý nền, từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị.

Điều trị bảo tồn:

Thường được áp dụng với tình trạng bệnh ở thể nhẹ. Bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch, truyền máu; Sử dụng các loại thuốc cầm máu, thuốc kháng sinh và thực hiện các biện pháp hồi sức tốt.

Phẫu thuật:

Thực hiện thuyên tắc lỗ rò động mạch - đường mật được áp dụng phổ biến trong điều trị chảy máu đường mật ở thể nặng. Biện pháp sẽ được áp dụng khi điều trị bảo tồn không hiệu quả; chảy máu, xuất huyết đường mật gây thiếu máu nặng.

Ngoài ra, các biện pháp điều trị khác cũng có thể được áp dụng như: Thắt động mạch gan; Mở ống mật chủ với mục đích lấy sỏi mật; Cắt bỏ túi mật,...

Chảy máu đường mật là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong do mất máu nhiều. Vì vậy việc khám, chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời đóng vai trò rất quan trọng, giảm đáng kể nguy cơ biến chứng nặng và tử vong.

Chảy máu đường mật và những nguy biến 'khó đỡ'-3

Bài thuốc hỗ trợ trị bệnh gan mật

SKĐS - Đối với các bệnh về gan mật, trong đông y có một số bài thuốc, vị thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt các tình trạng này...

Mời xem video được nhiều người quan tâm:

Nhân chứng kể lại khoảnh khắc kinh hoàng xe tải lao vào đuôi xe khách.