TTO - Các vướng mắc trong mua sắm vật tư, thiết bị y tế hiện vẫn cần Bộ Y tế tháo gỡ. Trong đó, các bệnh viện đang kêu nhiều về thông tư 14 phân nhóm thiết bị của Bộ Y tế đã dẫn đến khó khăn, khó chọn thiết bị chất lượng.
- Bí thư Nguyễn Văn Nên chỉ đạo lập ngay trung tâm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- Chính phủ đề xuất cơ chế đặc biệt trong cấp phép, mua sắm thuốc, vắc xin COVID-19
- Tiếp tục thanh tra đấu thầu thuốc, mua sắm vật tư tại Bộ Y tế và bệnh viện
Bệnh nhi hư thận điều trị tại khoa thận - nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Trước những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức đấu thầu mua sắm thuốc đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị người bệnh, giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế) và đại diện một số cơ sở y tế - nơi xảy ra thiếu thuốc, sinh phẩm, vắc xin... - đã có những ý kiến giải quyết tình trạng này.
* Ông Lê Thanh Dũng (giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia):
Có 19/66 thuốc đã đàm phán giá xong
Việc tổ chức đánh giá năng lực nhà thầu, thương thảo và phê duyệt khung 39 nhà thầu, 376 thuốc có giá trị sử dụng lớn cho năm 2022 - 2023 đã hoàn tất. Trung tâm sẽ sớm trao quyết định phê duyệt trúng thầu cho 39 nhà thầu, kế đó các bệnh viện sẽ ký hợp đồng với các nhà thầu.
Thuốc trong danh mục đấu thầu mua sắm thuốc tập trung quốc gia chiếm 6,75% trong tổng số chi mua thuốc hằng năm, số còn lại do các sở y tế và các bệnh viện chủ động tổ chức mua sắm, đấu thầu. Tuy nhiên, đây là các thuốc có số lượng người dùng và giá trị sử dụng lớn.
Như vậy, sau hơn nửa năm bị chậm, hiện Bộ Y tế đã hoàn thành đấu thầu mua sắm thuốc tập trung quốc gia và đang triển khai tiếp đàm phán giá quốc gia.
Trong 66 thuốc thuộc danh mục đàm phán giá quốc gia, có 19 thuốc đã đàm phán giá xong. Danh mục này đều là thuốc có giá trị sử dụng từ 100 tỉ đồng/năm trở lên.
* Ông Nguyễn Minh Tiến (phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố, TP.HCM):
Dự trù, cung ứng thuốc rất quan trọng nhưng không dễ
Là một trong những bệnh viện thường xuyên tiếp nhận điều trị những bệnh nhi mắc sốt xuất huyết nặng ở các tỉnh thành phía Nam, việc thiếu truyền dịch Dextran 40 để điều trị sốc sốt xuất huyết kéo dài mấy tháng qua đã ảnh hưởng nhiều đến việc điều trị dù bệnh viện chúng tôi đã có giải pháp thay thế là HES 130.000, dung dịch albumin.
Theo tôi, việc dự trù và cung ứng thuốc rất quan trọng nhưng lại lệ thuộc vào biến động của dịch bệnh, kinh tế - xã hội. Ví dụ trong tình huống dịch sốt xuất huyết diễn tiến qua mọi năm đều bình thường thì các đơn vị sẽ dễ dự trù được số lượng thuốc men, dịch truyền đáp ứng vừa đủ cho nhu cầu điều trị.
Tuy nhiên, nếu dịch biến động thất thường thì cũng gây ra nhiều khó khăn. Thực tế, việc thiếu truyền dịch sốc sốt xuất huyết vừa qua là do các cơ sở y tế dự trù thuốc với số lượng lớn nhưng vì ảnh hưởng dịch COVID-19, dịch sốt xuất huyết giảm dẫn đến số lượng ký hợp đồng và đặt hàng thực tế thấp hơn rất nhiều, khiến một số lượng thuốc lớn hết hạn.
Hiện việc đấu thầu, mua sắm truyền dịch Dextran 40 không phải do bệnh viện đứng ra tổ chức, thực hiện mà Sở Y tế TP.HCM sẽ đại diện cho các bệnh viện trên địa bàn, thậm chí cho một số địa phương khác.
Dự kiến vào cuối năm 2022, đầu năm 2023, các bệnh viện sẽ có Dextran 40. Tuy nhiên, tôi rất mong muốn sẽ có thuốc về sớm nhất vì chúng đạt hiệu quả cao trong điều trị, các thuốc thay thế chỉ tạm thời.
Ông Nguyễn Tri Thức: 'Tâm lý e ngại khi mua sắm dẫn đến thiếu thuốc, trang thiết bị y tế'
TTO - Sáng 21-6, tại hội nghị tiếp xúc giữa tổ đại biểu Quốc hội đơn vị số 3 với cử tri quận 5, 8, 11 (TP.HCM) sau lần họp thứ 3 kỳ họp Quốc hội khóa XV, cử tri đặt nhiều câu hỏi và đặc biệt quan tâm đến các vấn đề y tế.
L.ANH - X.MAI ghi