Trang Chủ > Sức khỏe > 4 biểu hiện của người có đường huyết cao, ngay sau khi ăn là có thể phát hiện nhanh chóng

4 biểu hiện của người có đường huyết cao, ngay sau khi ăn là có thể phát hiện nhanh chóng

Phụ nữ và Gia đình
17/07/2022 01:28:48

Rất nhiều người quen thuộc với việc kiểm tra lượng đường khi dạ dày còn rỗng, tuy nhiên, 4 thời điểm sau khi ăn cũng giúp bạn nhận ra mức đường trong cơ thể như thế nào.

4 biểu hiện của bệnh tiểu đường

Buồn ngủ sau khi ăn

Buồn ngủ sau khi ăn là một trong những biểu hiện của những bệnh nhân đái tháo đường, họ đồng thời có triệu chứng buồn ngủ vào ban ngày nhiều gấp đôi người bình thường.

Qua nghiên cứu, các thụ thể insulin ngừng nhận insulin và lượng glucose dư thừa sẽ tích tụ trong máu. Ngoài ra, tuyến tụy còn cố gắng sản xuất nhiều insulin hơn, sau khoảng 2 giờ lượng đường vẫn không trở lại bình thường dẫn đến các hoạt động của insulin không được hiệu quả. Do đó, glucose trong máu không được giảm, đường huyết không được giữ trong một phạm vi ổn định, tình trạng đó chính là tiểu đường.

4 biểu hiện của người có đường huyết cao, ngay sau khi ăn là có thể phát hiện nhanh chóng-1

Các dấu hiệu của tăng đường huyết như buồn ngủ sau khi ăn. Ảnh: Internet

Nếu cứ tiếp tục vòng lặp này, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động quá tải, dẫn đến mệt mỏi và buồn ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ thấy hơi buồn ngủ thì đó có thể nói là hiện tượng bình thường, kể cả những người khỏe mạnh cũng có hiện tượng này.

Cơ thể thèm ăn nhưng đói rất nhanh sau đó

Bệnh nhân tiểu đường có thể rất thèm ăn nhưng sau khi ăn lại vẫn cảm thấy chân tay bủn rủn, đói. Lý do được chỉ ra là người tiểu đường không thể hấp thụ hết lượng đường mà mình tiêu thụ, tế bào không sử dụng được glucose để sinh năng lượng... dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, bạn vẫn có thể cảm thấy khát nước ngay khi vừa uống nước xong, đó là một trong những biểu hiện của người mắc bệnh tiểu đường .

4 biểu hiện của người có đường huyết cao, ngay sau khi ăn là có thể phát hiện nhanh chóng-2

Người bị tiểu đường cảm thấy bủn rủn, đói sau khi ăn. Ảnh: Internet

Đi vệ sinh thường xuyên sau bữa ăn

Dấu hiêu đi vệ sinh sau khi ăn không hoàn toàn khẳng định bạn mắc tiểu đường. Tuy nhiên, nếu việc này diễn ra quá thường xuyên, bạn nên xem lại. Bởi khi mắc bệnh tiểu đường, thận sẽ cố gắng đào thải lượng đường dư thừa qua nước tiểu, lượng nước tiểu đồng thời tăng lên. Do đó, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu thường xuyên muốn tiểu nhiều sau khi uống xong.

Có tình trạng mệt mỏi sau khi ăn

Như đã nói, tình trạng buồn ngủ và mệt mỏi sau khi ăn bởi người tiểu đường không dung nạp được glucose, dẫn đến không đủ năng lượng. Theo thống kê, mệt mỏi là triệu chứng điển hình trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, 2/3 bệnh nhân tiểu đường có triệu chứng mệt mỏi.

Lượng đường trong máu tăng cao có thể gây tổn thương cho cơ thể. Rất may là chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp kiểm soát mức đường huyết.

3 cách giảm đường huyết cao sau khi ăn

Lựa chọn các thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carb, điều chỉnh sự thèm ăn, hấp thụ đường và làm mức tăng lượng đường trong máu chậm lại.

Các loại thực phẩm có chứa chất xơ hòa tan (như đậu, yến mạch và xà lách) được tiêu hóa chậm hơn bạn có thể lựa chọn.

4 biểu hiện của người có đường huyết cao, ngay sau khi ăn là có thể phát hiện nhanh chóng-3

Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày tốt cho người tiểu đường. Ảnh: Internet

Chia nhỏ bữa ăn

Một cách để hạ thấp đường huyết tăng lên sau bữa ăn, đó là ăn ít hơn. Nếu kiểm soát được khẩu phần bạn có thể điều chỉnh lượng calo và giúp quản lý mức đường huyết. Có thể chia một phần bữa ăn chính cho bữa ăn nhẹ hoặc hai giờ sau đó, bạn sẽ không làm tăng lượng đường trong máu cùng một lúc.

Tập thể dục

Hoạt động thể chất có thể giúp giảm lượng đường trong máu trong ngắn hạn và dài hạn.

Tập thể dục giúp cơ thể có khả năng sử dụng insulin để hấp thụ glucose và sử dụng nó làm năng lượng tốt hơn. Bạn có thể dành 10–15 phút hoạt động nhẹ nhàng. Điều quan trọng bạn cần nhớ là tránh ngồi trong một khoảng thời gian dài sau khi ăn. Thay vào đó, hãy đi dạo hoặc làm một vài việc lặt vặt. Cố gắng lên lịch cho các hoạt động tích cực này sau bữa ăn.

4 biểu hiện của người có đường huyết cao, ngay sau khi ăn là có thể phát hiện nhanh chóng-4

Bạn có thể dành 10–15 phút hoạt động nhẹ nhàng. Ảnh: Internet

Ăn 2-3 tép tỏi/ ngày

Tiến sĩ Sarah Brewer - giám đốc Y tế của hãng dược Healthspan (Anh), đã chỉ ra tác dụng giảm lượng đường trong máu của việc ăn tỏi. Theo tiến sĩ này, tác dụng giảm lượng đường trong máu có thể nhờ vào hợp chất ajoene có trong tỏi, ajoene có thể làm giảm mức đường huyết đến 25%.

Hơn nữa, ăn 2 - 3 tép tỏi mỗi ngày cũng có thể giảm mức cholesterol xấu LDL đủ để giảm 25% nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Tiến sĩ Brewer cũng cho biết thêm, nghiên cứu gần đây cho thấy rằng dầu tỏi cải thiện khả năng dung nạp glucose và có thể làm giảm sự mất protein qua thận.

Uống nước

Nước góp phần kiểm soát bệnh tiểu đường vì nó giúp cơ thể bài tiết glucose. Uống đủ nước góp phần duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường. Khi tăng đường huyết, bạn cần nhiều nước (hoặc chất lỏng không đường) hơn bình thường để giúp thận thải lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện.

Uống không đủ nước dẫn đến mất nước và cơ thể phải lấy nước từ các nguồn khác. Cơ thể sẽ bài tiết đường qua nước tiểu, dẫn đến tình trạng mất nước thêm.

https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/4-bieu-hien-cua-nguoi-co-duong-huyet-cao-ngay-sau-khi-an-la-co-the-phat-hien-nhanh-chong-483371.html

Theo

My My (t/h) | Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/4-bieu-hien-cua-nguoi-co-duong-huyet-cao-ngay-sau-khi-an-la-co-the-phat-hien-nhanh-chong-483371.html