Dưới đây là những lưu ý về việc xông mũi, họng, bạn cần nắm chắc khi thực hiện.
Ảnh minh họa
BSCKI. Vũ Thanh Tuấn, bệnh viện Đa khoa Medlatec, cho biết, xông mũi họng được khuyến khích sử dụng để làm dịu tắc nghẽn và mở rộng kích thước của đường mũi. Quá trình xông, hơi nước ấm sẽ làm lỏng chất nhầy ở mũi, cổ họng và phổi, do đó sẽ giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, loãng đờm trong cổ họng. Đồng thời, nó cũng làm hạn chế những triệu chứng như sưng tấy đường mũi, mạch máu bị viêm nề khi xông hơi mũi họng.
Xông mũi họng thường xuyên cũng giúp cải thiện được một số tình trạng viêm phế quản, viêm xoang mũi, cảm cúm, mũi bị dị ứng, đau đầu, sổ mũi, mũi khô hoặc do kích ứng, ho kéo dài...
Các bước thực hiện
Trước tiên, bạn cần mua một số nguyên liệu để chuẩn bị xông hơi mũi họng. Có thể tìm mua những thảo dược có tính sát khuẩn cao như gừng, sả hoặc mua dạng túi lọc sẵn tiện lợi hơn khi thực hiện cách xông mũi họng.
Sau đó, bạn chuẩn bị bình để ủ ấm hoặc bình siêu tốc, tùy dung tích của đồ chứa mà cho từ 2 - 4 túi lọc vào bình. Tiếp theo, các bạn chuẩn bị thêm một chiếc khăn để trùm mặt và đầu để quá trình xông hơi diễn ra hiệu quả.
Bác sĩ cũng lưu ý các bạn cần giữ an toàn, tránh tiếp xúc gần sát với niêm mạc dễ dẫn đến bỏng rát phần niêm mạc ở mũi họng.
Thời gian thích hợp để xông mũi họng là từ 10 - 15 phút. Nếu xông hơi quá ngắn, dễ dẫn đến hơi ẩm khuếch tán tại vùng mũi xoang cho kết quả hạn chế. Còn xông trong thời gian quá dài làm cho niêm mạc vùng mũi xoang bão hòa với hơi nước sẽ gây phù nề, phản tác dụng khi tiến hành cách xông mũi họng.
Bạn nên chọn mua những loại thảo dược thiên nhiên tốt cho việc xông hơi như sả, gừng, chanh, lá bưởi, lá hương nhu... hoặc mua sẵn túi dược liệu. Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu kỹ để tránh mua những loại tinh dầu có chứa thành phần hóa học độc hại.
Bạn cũng không nên lạm dụng quá đà xông hơi mũi họng (quá một lần/ ngày) vì dễ bị tổn thương niêm mạc đường thở, khả năng bảo vệ trước tác nhân nhiễm trùng bị hạn chế. Nếu thực hiện nhiều lần dễ khiến cơ thể bị mất điện giải, tổn thương nghiêm trọng vùng niêm mạc.
Hoàn thành xong quá trình xông hơi mũi họng, bạn nên thực hiện mở khăn hé ra từ từ để bản thân dần thích nghi được với sự thay đổi của môi trường xung quanh.
Bác sĩ cũng khuyến cáo người dân chỉ nên xông mũi họng nếu không sốt cao. Cần tiến hành tại nơi kín gió, không được nhiều quá 1 lần/ ngày cho phép. Nếu bạn gặp phải hiện tượng ngạt mũi thì nên dùng thuốc nhỏ mũi sinּh lּý hoặc đi khám bác sĩ để có phương án trị liệu thích hợp.
“Chống chỉ định cách xông mũi họng với người có biểu hiện khó thở, choáng váng, tức ngực hay có những biểu hiện bất thường. Ngoài ra, những người có bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể, người già yếu khi không có sự hỗ trợ cũng không nên xông hơi để tránh gặp phải trường hợp bất cẩn khi thực hiện”
, BS Tuấn nhấn mạnh.
Nguồn Tin: