Điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ dùng nhóm thuốc nào hiệu quả?
SKĐS - Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá hay gặp ở trẻ em. Bệnh được điều trị dứt điểm và không để lại di chứng nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn, có thể tiến triển bệnh thành viêm thận, suy thận, nhiễm khuẩn huyết… điều trị rất phức tạp và có thể để lại di chứng nặng nề.
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở trẻ
Viêm đường tiết niệu ở trẻ nhiều do nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do vi khuẩn , vi nấm, virus, ký sinh trùng... Theo nghiên cứu có đến 90% là do vi khuẩn E. Coli.
Ngoài ra, có thể kể đến một số loại vi khuẩn khác như: Klebsiella, Enterococcus, Pseudomonas Aeruginosa, Staphilocoque…
Các vi khuẩn này tồn tại trong phân người và môi trường sống (đất, nước, không khí, rau củ...). Bằng cách nào đó, nó qua đường niệu đạo vào gây bệnh cho trẻ. Như vậy, môi trường sống bị ô nhiễm hay trẻ không được chăm sóc đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ.
Người ta thấy rằng yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ là do sức đề kháng của trẻ còn yếu, tạo cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập dễ tấn công gây bệnh. Ngoài ra, các dị tật bẩm sinh đường tiết niệu do hẹp đường dẫn nước tiểu, hẹp bao quy đầu, hẹp khúc nối giữa bể thận và niệu quản gây ứ nước tiểu…
Hệ sinh dục của bé gái lỗ tiểu gần hậu môn, nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào hệ tiết niệu . Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ viêm đường tiết niệu ở bé gái nhiều hơn bé trai.
Viêm đường tiết niệu là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ. Ảnh minh họa
Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở trẻ
Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có thể không có những triệu chứng viêm đường tiết niệu thường gặp như đau hoặc rát khi đi tiểu. Hơn nữa ở giai đoạn này, trẻ chưa biết nói nên không thể cho cha mẹ biết trẻ đang có vấn đề gì. Cha mẹ cần để ý những biểu hiện có thể là triệu chứng của viêm đường tiết niệu ở trẻ:
Trẻ sốt không do cúm hoặc các căn bệnh khác;
Nước tiểu có mùi lạ,
Trẻ nôn mửa, trẻ lười ăn …
-
Trẻ bị viêm đường tiết niệu, dùng thuốc gì?
-
10 bài thuốc trị viêm đường tiết niệu
Ở trẻ lớn hơn có thể gặp phải những triệu chứng phổ biến của viêm đường tiết niệu như: Đau hoặc rát khi đi tiểu, thường xuyên muốn đi tiểu, mất khả năng kiểm soát bàng quang.
Trẻ mắc bệnh thì nước tiểu có mùi hôi, có lẫn máu hoặc có màu đỏ, màu hồng. Trẻ bị bệnh cảm thấy đau ở vùng ngay dưới lồng xương sườn và phía trên thắt lưng, ở một bên hoặc cả hai bên lưng, đau bụng dưới …
Hệ lụy khi
trẻ bị
viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu ở trẻ nếu được điều trị đúng cách sẽ nhanh khỏi. Trong trường hợp trẻ vẫn tiếp tục bị viêm nhiễm dù đã áp dụng các phương pháp điều trị, các bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện một số xét nghiệm bổ sung, để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu có.
Nếu không được điều trị đúng, viêm đường tiết niệu có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng khắp cơ thể, gọi là nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.
Nếu trẻ bị viêm đường tiết niệu, cha mẹ cần thực hiện nghiêm túc chỉ định của các bác sĩ. Ảnh minh họa.
Phòng ngừa viêm đường tiết niệu cho trẻ
Để phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh cho trẻ bằng cách:
- Rửa và vệ sinh cho trẻ bằng nước sạch sau mỗi lần đi tiểu, đại tiện. Rửa từ trước ra sau (lỗ niệu phía trước, hậu môn ở phía sau), tránh làm vi khuẩn lây lan từ hậu môn sang đường tiểu.
- Đối với bé trai, khi phát hiện bao quy đầu của bé bị phồng hoặc đường tiểu nhỏ thì cần đi khám ngay, vì đó có thể do hẹp hoặc dài bao quy đầu. Kiểm tra tã lót thường xuyên và thay ngay khi khi trẻ đi tiểu, đại tiện.
- Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ hướng dẫn con cách đi vệ sinh sạch sẽ, không nên nhịn tiểu. Ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, cho trẻ uống nhiều nước hàng ngày để hệ bài tiết hoạt động tốt hơn, tránh táo bón .
Tóm lại: Nếu trẻ bị viêm đường tiết niệu, cha mẹ cần thực hiện nghiêm túc chỉ định của các bác sĩ. Không tự ý ngừng dùng thuốc kể cả khi tình trạng của trẻ đã khá lên rất nhiều.
Để giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng khó chịu, cha mẹ có thể cho trẻ uống nhiều nước để loại bỏ bớt vi khuẩn, virus . Nhắc nhở trẻ đi vệ sinh thường xuyên và nhớ phải tiểu hết.
Khi mới đi học, trẻ chưa có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, nhà vệ sinh trường học đông đúc, trẻ uống ít nước… do vậy rất dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Vì vậy, khi phát hiện thấy trẻ có các triệu chứng nghi ngờ của viêm đường tiết niệu, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra, tư vấn và điều trị ngay.
Mời độc giả xem thêm video:
Một ngày bạn nên ăn bao nhiêu hộp sữa chua để không bị tăng cân-