Nguy cơ huyết khối vẫn tồn tại sau thời gian dài mắc COVID-19
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy, COVID-19 có liên quan đến gia tăng mạnh nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến huyết khối (bao gồm cả đau tim và đột quỵ) ngay sau khi có chẩn đoán mắc COVID-19 so với những người không mắc COVID-19.
Nhưng nghiên cứu mới này đã cho thấy nguy cơ về một số vấn đề sức khỏe vẫn tồn tại ở mức cao kéo dài tới 49 tuần sau đó. Tại thời điểm đó, nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu cao gần gấp đôi ở những người đã mắc COVID-19 so với những người không mắc bệnh.
-
Huyết khối tĩnh mạch não: Bệnh nguy hiểm, cần phát hiện sớm
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập ẩn danh của 48 triệu người, hầu hết là người trưởng thành ở Anh, từ tháng 1/2020 cho đến sát thời điểm trước khi có vaccine phòng COVID-19 (tháng 12/2020).
Khi phân tích 1,4 triệu ca chẩn đoán mắc COVID-19, nhóm nghiên cứu ước tính có thêm khoảng 10.500 trường hợp mắc các vấn đề liên quan đến huyết khối.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuần đầu tiên sau khi chẩn đoán mắc COVID-19, nguy cơ hình thành huyết khối ở động mạch (loại có thể gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ do thiếu máu cục bộ) cao hơn gần 22 lần so với người không mắc COVID-19. Nguy cơ này sau đó giảm mạnh, cao hơn dưới 4 lần trong tuần thứ hai sau mắc COVID-19.
Nguy cơ huyết khối vẫn tồn tại sau thời gian dài mắc COVID-19.
Tác giả nghiên cứu Jonathan Sterne, giáo sư dịch tễ học và thống kê y tế tại Đại học Bristol (Anh), cho biết: "Trong khoảng từ 27 đến 49 tuần sau mắc COVID-19, nguy cơ huyết khối động mạch tăng lên khoảng 30%, nhưng mức độ tăng cao hơn trong thời gian dài đối với huyết khối trong tĩnh mạch, bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi (khi cục máu đông di chuyển đến phổi)".
"Trong tuần đầu tiên sau chẩn đoán mắc COVID-19, nguy cơ mắc các vấn đề về tĩnh mạch như trên cao hơn 33 lần. Đến tuần thứ ba và thứ tư sau chẩn đoán mắc COVID-19, nguy cơ vẫn cao hơn khoảng 8 lần. Và trong khoảng từ 27 đến 49 tuần sau mắc COVID-19, nguy cơ vẫn cao hơn 1,8 lần so với những người không mắc COVID-19" - Jonathan Sterne cho biết thêm.
Nên đi khám sàng lọc và theo dõi tất cả các yếu tố nguy cơ
Theo Giáo sư Jonathan Sterne: "Kết quả nghiên cứu mới đã củng cố thông điệp rằng đối với những người có bệnh lý tim mạch, việc sử dụng các loại thuốc phòng ngừa theo lịch trình điều trị trước đó và quản lý các yếu tố nguy cơ sau mắc COVID-19 thậm chí còn quan trọng hơn so với giai đoạn trước đại dịch".
Tiến sĩ Karen Furie, Trưởng khoa thần kinh tại Bệnh viện Rhode Island (Mỹ), người không thuộc nhóm nghiên cứu, cho biết: "Tôi nghĩ rằng đây là thông tin mới cần quan tâm, nguy cơ không chỉ tồn tại ở tại thời điểm mới mắc COVID-19 mà còn kéo dài sau đó. Bên cạnh đó, nguy cơ huyết khối trong tĩnh mạch cao hơn trong động mạch cũng là điều đáng quan tâm".
Tiêm vaccine phòng COVID-19 để phòng ngừa nguy cơ bị bệnh nặng.
Theo các nhà khoa học, nguy cơ cao vẫn tồn tại mà không phụ thuộc vào tình trạng có nhập viện vì COVID-19 hay không, tuy nhiên ở đối tượng nhập viện thì có nguy cơ cao hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy, nguy cơ huyết khối cao hơn ở người da đen và châu Á.
Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu cũng cho biết, nhìn chung tình trạng huyết khối vẫn là khá hiếm gặp:
Nguy cơ chung về hình thành huyết khối động mạch trong 49 tuần sau chẩn đoán mắc COVID-19 vào khoảng 0,5%.
Đối với huyết khối tĩnh mạch, nguy cơ là 0,25%.
Với 1,4 triệu ca chẩn đoán mắc COVID-19, tương ứng có khoảng 7.200 ca đau tim hoặc đột quỵ và 3.500 trường hợp thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc các vấn đề về tĩnh mạch khác.
Các chuyên gia cho rằng nguy cơ có thể tăng lên trong gần một năm, vì vậy mọi người nên đi khám sàng lọc và theo dõi tất cả các yếu tố nguy cơ có thể giảm thiểu bằng các biện pháp phòng ngừa, như các thuốc chống đông.
Theo các chuyên gia, các quy trình điều trị được đưa ra tại thời điểm nghiên cứu đã theo định hướng đó, nhưng kết quả nghiên cứu mới này cho thấy các vấn đề sức khỏe có thể cần được quản lý một cách tích cực hơn, đặc biệt là góc nhìn mới về khoảng thời gian tồn tại nguy cơ sau mắc COVID-19.
Nhóm nghiên cứu cho biết, một nghiên cứu tiếp theo đang xem xét khoảng thời gian từ tháng 6/2021 trở đi, khi các biến thể Delta và Omicron của SARS-CoV-2 trở nên chiếm ưu thế và khi nhiều người đã được tiêm chủng.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến cáo mọi người tiếp tục cập nhật vaccine phòng COVID-19 phù hợp với nhóm tuổi của mình để phòng ngừa nguy cơ bị bệnh nặng, nhập viện và tử vong.
Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch, nhiễm trùng nghiêm trọng do thuốc trị viêm khớp
SKĐS - Tofacitinib là thuốc kháng JAK được chỉ định cho bệnh nhân trưởng thành bị viêm khớp dạng thấp, thể hoạt động mức độ trung bình đến nặng hoặc viêm khớp vảy nến thể hoạt động từ trung bình đến nặng, đáp ứng kém hoặc không dung nạp với một hoặc nhiều thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp kinh điển (DMARD).
Mời xem video nhiều người quan tâm:
Đau nhức xương khớp và một số các bài thuốc Đông Y đơn giản I SKĐS