Trang Chủ > Sức khỏe > Tinh trùng phân mảnh ADN - nguyên nhân gây hiếm muộn ở nam giới

Tinh trùng phân mảnh ADN - nguyên nhân gây hiếm muộn ở nam giới

Sức Khỏe và Đời Sống
27/09/2022 10:32:18

Tinh trùng phân mảnh ADN (hay gọi là tinh trùng đứt gãy) là tình trạng chuỗi ADN của tinh trùng không có sự liền mạch mà bị đứt ra thành từng đoạn nhỏ. Sự thụ tinh bởi tinh trùng có ADN bị phân mảnh có thể gây ra kết quả không đậu thai, sảy thai thường xuyên và tỷ lệ mang thai thấp khi thực thiện hỗ trợ sinh sản. Báo cáo cho thấy, tỷ lệ sảy thai bởi tinh trùng có AND bị phân mảnh là cao hơn so với các nhân tố khác trong quá trình IVF và ICSI.

Khi đi khám hiếm muộn, nếu chỉ thông qua việc xét nghiệm tinh dịch đồ thì chỉ giúp xác định về hình dáng bên ngoài của tinh trùng có bao nhiêu phần trăm bình thường, bao nhiêu phần trăm bất thường, còn không thể biết được hệ gen bên trong như thế nào.

Do đó thực hiện xét nghiệm phân mảnh ADN tinh trùng có thể giúp các bác sĩ có thể tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân vô sinh ở cặp vợ chồng hiếm muộn.

Tinh trùng phân mảnh ADN - nguyên nhân gây hiếm muộn ở nam giới-1

Phân mảnh ADN chiếm 20% các trường hợp vô sinh nam. Ảnh minh họa

Tinh trùng phân mảnh ADN chiếm 20% các trường hợp vô sinh nam

Theo BSCKII Phạm Thúy Nga – Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản và Nam học, bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cho biết: Phân mảnh ADN là một trong những bất thường di truyền của tinh trùng, chiếm 20% các trường hợp vô sinh nam. Bất thường này ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh của tinh trùng. Người bệnh sẽ được chỉ định xét nghiệm kiểm tra đứt gãy ADN tinh trùng, thông qua chỉ số DFI (tỉ lệ đứt gãy ADN của tinh trùng). Nếu:

- DFI < 15% là bình thường

- DFI ≤ 30% là phân mảnh trung bình

- DFI >30% là phân mảnh nhiều

Khi chỉ số DFI (chỉ số đứt gãy DNA tinh trùng) > 30% thì có thể xảy ra những trường hợp sau:

- Vô sinh hiếm muộn

- Có thai nhưng thường xảy ra tình trạng sảy thai liên tiếp, chết lưu liên tiếp...

- Sinh con dị tật bẩm sinh

Việc xét nghiệm đứt gãy ADN tinh trùng là rất cần thiết trong những trường hợp sau:

- Có tiền sử sảy thai tự nhiên

- Những người đàn ông chủ động có thai trên 6 tháng mà chưa có kết quả như mong ước

- Đàn ông quá 40 tuổi

- Dành cho người làm IUI, IVF, ICSI

- Người nghiện ma túy

- Đàn ông hút thuốc

- Người tiếp xúc với các điều kiện độc hại

- Bệnh nhân trong điều trị ung thư

- Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh

Nguyên nhân gây tinh trùng phân mảnh ADN

Nguyên nhân gây phân mảnh AND tinh trùng có nhiều nguyên nhân như:

-Sự phá hoại của các gốc tự do. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đứt đoạn ADN của tinh trùng.

-Nguyên nhân tại hệ sinh dục nam (nhiễm trùng tuyến sinh dục, bệnh lý cơ quan sinh dục, viêm đường tiết niệu, giãn tĩnh mạch thừng tinh, …)

-Yếu tố môi trường, lối sống (thuốc lá, ô nhiễm môi trường, từ trường và phóng xạ)

-Bệnh hệ thống (đái tháo đường, ung thư, nhiễm trùng toàn thân)

-Lối sống không lành mạnh như: Hút thuốc lá, sử dụng nhiều loại thực phẩm chứa hóa chất, hóa trị trong điều trị ung thư, thường xuyên để vùng bìu bị nóng (xông hơi, tắm nước nóng, mặc quần lót quá chật, ngồi lâu…)

Tinh trùng phân mảnh ADN - nguyên nhân gây hiếm muộn ở nam giới-2

Phân mảnh ADN ở nam giới có thể được cải thiện nếu tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Ảnh minh họa

Cải thiện tinh trùng phân mảnh ADN như thế nào?

Cũng theo BSCKII Phạm Thúy Nga, tình trạng đứt gãy tinh trùng ở nam giới có thể được cải thiện nếu tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Đồng thời cải thiện lối sống sinh hoạt như ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi khoa học để cải thiện chất lượng gen của tinh trùng như:

-Bổ sung kẽm: có nhiều trong hàu, thịt bò

-Uống acid folic liều 1 – 5mg, vitamin C (có nhiều trong cam, bưởi)

-Bổ sung vitamin E (rau cải xanh, hạnh nhân, bơ, hạt dẻ), L-carnitine, Coenzyme Q10 (có trong dầu cá, như cá hồi, cá ngừ).

-Sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp cải thiện tình trạng tinh trùng bất thường, tăng số lượng, chất lượng tinh trùng, tăng khả năng có con.

-Tăng cường luyện tập thể dục, hạn chế rượu bia, ngừng hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, tránh ngồi lâu, tắm  nước nóng, bỏ điện thoại vào túi quần....

Mời bạn xem Video hấp dẫn:

Adenovirus có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau