Trang Chủ > Sức khỏe > Tay chân miệng tiếp tục tăng, cần cảnh giác biến chứng nặng

Tay chân miệng tiếp tục tăng, cần cảnh giác biến chứng nặng

Xã Luận
09/07/2022 09:44:28

Bệnh chân tay miệng có nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, bệnh có thể dẫn đến t‌ử von‌g.

Tay chân miệng tiếp tục tăng, cần cảnh giác biến chứng nặng-1

Bác sĩ Hoàng Văn Kết, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Nhi và Truyền nhiễm, bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cảnh báo các biến chứng của bệnh chân tay miệng. Ảnh: BVCC.

bệnh chân tay miệng đang gia tăng ở các tỉnh phía bắc. Theo thống kê của viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong tuần 25, khu vực miền Bắc ghi nhận 197 trường hợp mắc tay chân miệng.

Đáng chú ý, dịch tay chân miệng đang diễn biến phức tạp tại Hà Nội. Trong tuần vừa qua, trên địa bàn thành phố ghi nhận 139 trường hợp mắc, tăng nhẹ so với tuần trước đó 108 ca.

Tại bệnh viện Đức Giang (Hà Nội), số trẻ đến khám vì tay chân miệng cũng gia tăng. Trong tháng 4 và tháng 5, bệnh viện ghi nhận 116 bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng đến khám, tăng 59 ca so với 2 tháng trước đó. Bảy trường hợp hiện phải điều trị tại khoa Hồi sức tích cực.

Biến chứng nguy hiểm

Sốt cao kèm xuất hiện nhiều nốt phỏng nước trong niêm mạc miệng, tay chân, bệnh nhi H.A. (16 tháng tuổi) được chỉ định nhập viện và khẳng định mắc tay chân miệng độ 2. Sau một 5 ngày điều trị, bệnh nhi đã cắt sốt, se dần các nốt ở da và có thể ăn được.

Tuy nhiên, một số phụ huynh thấy con sốt, quấy khóc, tưởng con nhiệt miệng thông thường nên không đi khám. Điển hình là bé N.M. (18 tháng tuổi) nhập viện do sốt cao 39-40 độ không hạ, quấy khóc, đau miệng, không ăn được. Mẹ bệnh nhi trước đó cho rằng con bị sốt ban đỏ, nhiệt miệng. Chị không nghĩ con mắc bệnh tay chân miệng.

“Cháu có nổi nốt hết chân tay, soi họng cũng có nốt trong miệng và sốt cao không hạ. Khi đến bệnh viện thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị bệnh chân tay miệng”, chị N.T.N. (mẹ bé M.) chia sẻ.

Theo bác sĩ Hoàng Văn Kết, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Nhi và Truyền nhiễm, bệnh viện Đa khoa Đức Giang, thông thường, tay chân miệng có thể xuất hiện quanh năm, nhưng chủ yếu là vào tháng 3-5 và 9-12. Đáng chú ý, hai loại virus gây bệnh chân tay miệng phổ biến nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71.

Theo bác sĩ Kết, trẻ mắc tay chân miệng thường có các biểu hiện như: Sốt vừa, sốt không hạ và tổn thương ở da, nổi các mụn đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối. Tuy nhiên, một số trẻ chỉ có biểu hiện loét miệng hoặc nổi nốt nhỏ ở mông hay bẹn. Nếu gia đình không chú ý, rất khó phát hiện.

Chuyên gia này cũng đặc biệt lưu ý bệnh chân tay miệng có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến t‌ử von‌g.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng

Bác sĩ Ngô Thị Hiếu Minh, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cho biết tay chân miệng lây truyền qua đường tiêu hóa, tiếp xúc, giọt bắn và các bề mặt tiếp xúc. Do vậy, số mắc sẽ gia tăng khi trẻ tiếp xúc gần nhau.

bệnh lây qua đường tiêu hóa, do đó, chúng ta cần vệ sinh các đồ dùng, vật dụng ở nhà. Nhất là trẻ trong tuổi nhà trẻ rất hay sờ vào tay và đưa lên miệng. Do vậy, việc khử khuẩn, khử trùng nền nhà, đồ chơi và vệ sinh ăn uống là quan trọng nhất.

Vị bác sĩ cũng thông tin thêm hiện tay chân miệng chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Mỗi lần trẻ nhiễm bệnh chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định. Trẻ có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirus.

Theo các chuyên gia y tế, 3 dấu hiệu cảnh báo sớm trẻ bị tay chân miệng có diễn biến nặng gồm:

- Trẻ sốt cao không đáp ứng với điều trị. Trẻ sốt trên 38,5 độ kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

- Trẻ giật mình. Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Phụ huynh chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

- Trẻ quấy khóc dai dẳng kéo dài. Trẻ có thể quấy khóc nhiều. Thậm chí, trẻ quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Khi trẻ có các biểu hiện trên, cha mẹ cần đưa đi khám sớm để được tư vấn và chữa trị.

Nguồn Tin: