Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó, đáp ứng mọi tình huống xảy ra của dịch
SKĐS - Theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra...
Hơn 9,9 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi
Bộ Y tế cho biết ngày 6/8 ca COVID-19 mới giảm còn 1.602 , Sở Y tế Thái Nguyên bổ sung 152.485 bệnh nhân; Trong ngày gần 6.900 F0 khỏi, gấp hơn 4 lần số mắc mới; Tiếp tục không có bệnh nhân tử vong.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.346.137 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.460 ca nhiễm).
Đến nay tổng số ca COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 9.964.533 ca; Trong số bệnh nhân đang theo dõi, điều trị có 44 trường hợp thở ô xy là 44 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 37 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca; Thở máy xâm lấn: 3 ca.
Bộ Y tế cho biết, trên thế giới, biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể BA.2, đã ghi nhận tại nhiều quốc gia; do đó, trong thời gian tới, số ca mắc với biến thể BA.5 sẽ tiếp tục gia tăng. Các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa, mới nhất là BA.2.75, BA.2.12.1 có khả năng làm giảm miễn dịch qua thời gian và có thể làm dịch bùng phát trở lại.
CDC Mỹ đang theo dõi biến thể đáng lo ngại có khả năng lây truyền cao mang tên BA.4.6
Trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, đặc biệt tại các địa phương ở phía Nam các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế; tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp.
Số ca mắc đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng có thể gây quá tải hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh nguy cơ xảy ra "dịch chồng dịch" do một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...).
Bộ Y tế và các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; Kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.
Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi - dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.
Cơ chế bệnh sinh hậu COVID-19?
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở người lớn do Bộ Y tế vừa ban hành hậu COVID-19 là bệnh lý mới nổi, chưa được hiểu biết đầy đủ nhưng có thể gây nên tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Cơ chế bệnh sinh hậu COVID chưa rõ ràng, giả thuyết gồm 3 cơ chế sau:
-
Còn 25 ngày: Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi mũi 2 mới đạt gần 40%; có 5 tỉnh, thành rất thấp
-
Bộ Y tế lập 4 đoàn kiểm tra việc cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế
Thứ nhất
là sự xâm nhập trực tiếp của virus vào tế bào cơ thể người thông qua thụ thể của men chuyển hóa angiotensin 2 (ACE2), gây ra vô số tổn thương cấu trúc và rối loạn chức năng của tế bào mang thụ thể ACE2 ở hàng loạt các hệ thống cơ quan như: hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, cơ xương khớp, da lông ...
Thứ hai
là phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể trong quá trình chống lại sự xâm nhập và phát triển của virus biểu hiện bằng hội chứng "cơn bão cytokine" gây bệnh cảnh nặng, tổn hại đa cơ quan trong đợt bệnh cấp.
Thứ ba
là di chứng bệnh nặng trong giai đoạn cấp, biến chứng do nằm viện lâu ngày và những yếu tố tâm lý, xã hội tiêu cực từ đại dịch.
Về yếu tố nguy cơ bị hậu COVID-19: Nữ giới; lớn tuổi (>70 tuổi); có bệnh nền hoặc cơ địa; có ≥5 triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn nhiễm COVID cấp; bệnh COVID-19 mức độ nặng - nguy kịch....
CDC Mỹ đang theo dõi biến thể đáng lo ngại có khả năng lây truyền cao mang tên BA.4.6
Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 588 triệu ca, trên 6,4 triệu ca tử vong.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đang theo dõi một biến thể đáng quan tâm mới mang tên BA.4.6. Đây là biến thể phổ biến ở 4 khu vực, chiếm tỷ lệ ca mắc mới lên tới 10,7%. Bắt đầu từ ngày 1/8, CDC Mỹ thêm BA.4.6 vào danh sách các biến thể phải theo dõi hàng tuần.
Dòng phụ này là của biến thể BA.4 của Omicron và đã lây lan trong vài tuần tại Mỹ. Các biến thể được xếp vào nhóm đáng lo ngại khi chúng cho thấy khả năng lây truyền cao hơn, giảm hiệu quả điều trị, tăng mức độ nghiêm trọng hoặc giảm khả năng trung hòa từ các kháng thể.
Theo CDC Mỹ, biến thể phụ BA.4.6 hiện chiếm 4.1% các ca mắc COVID-19 trong tuần 30/7. Nó phổ biến hơn ở các khu vực như Iowa, Kansas, Missouri và Nebraska. Tỷ lệ lây nhiễm ở những nơi này là 10,7%. Khu vực giữa Đại Tây Dương và miền Nam cũng có tỷ lệ BA.4.6 cao hơn mức trung bình quốc gia. Trang Outbreak thống kê biến thể phụ mới này đã được phát hiện ở 43 quốc gia.
Sáng 6/8: Số F0 mắc mới tăng hơn 22%; kiểm soát khó thở hậu COVID-19 thế nào?
SKĐS - Thời gian gần đây ghi nhận khoảng 2.000 ca mắc COVID-19 mỗi ngày. So với tháng trước, số mắc tăng 22,4%; Trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế; Kiểm soát khó thở hậu COVID-19 thế nào?...