Trang Chủ > Sức khỏe > Tăng đột biến bệnh nhi mắc bệnh lý hô hấp

Tăng đột biến bệnh nhi mắc bệnh lý hô hấp

Xã Luận
23/09/2022 09:54:14

Tại Khoa Nhi, bệnh viện Thanh Nhàn những ngày gần đây đang bị quá tải. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự với nhiều bệnh viện ở phía Bắc.

Tăng đột biến bệnh nhi mắc bệnh lý hô hấp-1

bệnh nhi đang khám tại bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: Minh Ngọc

Giao mùa trẻ nhập viện tăng cao

Theo quy luật, các bệnh lý đường hô hấp sẽ tăng trong mùa mưa và đặc biệt là giai đoạn chuyển mùa. Thời gian 6 tháng cuối năm thường có thời tiết thất thường, khiến nhiều người dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp hơn.

Minh chứng là số ca bệnh tới thăm khám và điều trị các bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen... tại các bệnh viện đều tăng so với các tháng trước.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người từng mắc Covid-19 thì hệ hô hấp sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, những người từng mắc Covid-19, đặc biệt là trẻ em, có khả năng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hơn và tỷ lệ trở nặng cao hơn khi mắc bệnh đường hô hấp.

Thời gian này đang là điểm giao mùa tại miền Bắc, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, đặc biệt ở trẻ nhỏ, bởi hệ miễn dịch của trẻ vốn còn non yếu dễ bị xâm nhập và tấn công của các vi khuẩn, virus gây bệnh liên quan đến đường hô hấp cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Theo bác sĩ, bệnh nhi viêm đường hô hấp năm nay tăng đột biến có liên quan đến dịch Covid-19.

Thông tin từ bệnh viện Thanh Nhàn cho hay mỗi ngày cơ sở tiếp nhận từ 90 - 120 bệnh nhi mắc các bệnh về đường hô hấp. Bác sĩ Vũ Thị Mai, Khoa Nhi, bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, sau Covid-19, bệnh nhi mắc bệnh về hô hấp đông hơn.

Đặc biệt, gần 1 tháng gần đây, số bệnh nhân khám và nhập viện tăng cao. Hiện Khoa dao động từ 90-120 bệnh nhân, quá tải, phải mượn thêm giường điều trị của khoa phòng khác trong viện.

Theo bác sĩ Mai, bệnh nhân chủ yếu viêm phổi, viêm phế quản, ngoài ra một số bệnh nhân bị sốt xuất huyết, cúm. So với mọi năm thì lần này số trẻ nhập viện có dấu hiệu gia tăng đột biến, tình trạng sức khỏe cũng nặng hơn, đau dai dẳng hơn, điều trị sẽ lâu hơn.

Để đề phòng bệnh trở nặng với các bệnh nhân có nguy cơ phải đến viện, bác sĩ Mai đưa ra khuyến cáo với các phụ huynh cần phải theo dõi sát các bệnh nhân tái đi tái lại nhiều lần, các bé chưa được tiêm phòng đầy đủ, các bé chưa được uống thuốc Vitamin A theo đợt..

Ngoài ra, các phụ huynh cũng không tự mua thuốc kháng sinh cho con uống, mà khi thấy trẻ có dấu hiệu như trên thì phải hỏi ngay các chuyên gia tư vấn, đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp đơn theo đúng bệnh.

GS.TS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam cho biết, bên cạnh những bệnh lý hô hấp kinh điển như hen phế quản, COPD, viêm phổi kẽ..., hiện xuất hiện nhiều bệnh lý mới nổi chưa từng có trước đây như Covid-19 và các bệnh phổi liên quan.

Điều đó kết hợp với tình trạng tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn đã làm cho công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh về đường hô hấp gặp nhiều khó khăn.

bệnh về đường hô hấp là bệnh lý phổ biến, khiến khoảng 1/3 số trẻ nhập viện trong những năm đầu đời. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm có khoảng 4 - 5 triệu trẻ em t‌ử von‌g do bệnh về đường hô hấp, phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi.

Thời tiết giao mùa khiến nguy cơ của một số bệnh hô hấp gia tăng, đặc biệt là trong thời điểm học sinh quay lại trường học. Trẻ bị bệnh nhẹ thường có các triệu chứng như sốt, ho, xổ mũi, nôn ói khi ăn, có thể kèm theo tiêu chảy.

Bé mắc hô hấp nặng có thêm biểu hiện khó thở, tím tái. Khi đến bệnh viện, trẻ sẽ được xét nghiệm, loại trừ Covid-19 và được điều trị theo phác đồ cụ thể tương ứng mức độ bệnh.

Còn theo TS.BS. Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Trưởng Khoa Nội bệnh viện Nhi Trung ương, đối với nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, những bệnh viêm đường hô hấp thường xuyên lưu hành.

Khi trẻ đi học trở lại, sinh hoạt tập trung ở môi trường có sử dụng điều hòa, điều kiện không khí sẽ kém hơn so với không khí tự nhiên. Khi một em mắc bệnh sẽ có thể tạo các ổ dịch nhỏ, nguy cơ lây bệnh sẽ cao hơn khi ở cùng gia đình.

Làm gì khi trẻ mắc Adenovirus?

Theo thông tin của bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm 2022 đến giữa tháng 9/2022 đã phát hiện 412 trường hợp mắc bệnh do virus Adeno, trong đó 76% (324 trường hợp) có chỉ định nhập viện, số mắc có xu hướng tăng từ tháng 8 năm 2022 đến nay. Đã ghi nhận 06 trường hợp t‌ử von‌g.

Nói về Adenovirus đang gây nhiều lo ngại theo chuyên gia của bệnh viện Thanh Nhàn, Adenovirus lây truyền qua đường giọt bắn, qua đường hô hấp giữa người với người.

bệnh có thể lây qua niêm mạc khi bơi lội hoặc nguồn nước dùng trong sinh hoạt bị ô nhiễm, hoặc lây truyền khi sử dụng chung những vật dụng cá nhân với người bệnh. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 8 - 12 ngày.

Adenovirus có thể gây bệnh ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi (trẻ em hay gặp ở độ tuổi từ 6 tháng - 5 tuổi). Trong đó, các đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi, người bị bệnh mạn tính… thường có nguy cơ cao nhiễm virus này do có sức đề kháng kém.

Trẻ nhiễm Adenovirus thường có các biểu hiện như: Sốt cao, ho, khò khè, có thể kèm theo viêm kết mạc mắt và rối loạn tiêu hóa. Với trẻ có biểu hiện nặng thì xuất hiện tình trạng khó thở.

Virus Adeno có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như: Suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng. bệnh còn có thể để lại các biến chứng lâu dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như hội chứng viêm tiểu phế quản bít tắc sau nhiễm trùng, giãn phế quản, xơ phổi.

Trước những biến chứng nguy hiểm của bệnh, phụ huynh không nên quá hoang mang, lo lắng, cần tỉnh táo để phát hiện kịp thời và phòng lây nhiễm cho trẻ.

Việt Nam chưa có vắc-xin phòng bệnh đặc hiệu riêng cho virus Adeno. Vì vậy, việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa vẫn là giải pháp cơ bản. Các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ cần làm những việc sau để phòng lây nhiễm cho con.

vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên: Nhỏ mũi bằng nước muối sin‌ּh l‌ּý (với trẻ nhỏ), trẻ lớn hơn cho súc miệng nước muối sin‌ּh l‌ּý.

Đeo khẩu trang khi trẻ ra ngoài, tránh tiếp xúc với trẻ em bị ốm, bệnh. tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Nếu trẻ có biểu hiện bất thường về hô hấp, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Thực tế cho thấy, triệu chứng viêm phổi do virus Adeno rất dễ nhầm lẫn với viêm phổi do virus đường hô hấp khác, thường gặp ở trẻ em 6 tháng đến 5 tuổi. Vì thế, xét nghiệm được xem là phương pháp mang tới kết quả chính xác nhất.

Việc xét nghiệm để phát hiện Adenovirus có thể được thực hiện đối với những người có dấu hiệu bị bệnh bằng cách phát hiện kháng nguyên virus hoặc phát hiện sự tồn tại của virus trong mẫu bệnh phẩm.

Nguồn Tin: