Tăng huyết áp (THA) thai kỳ và dấu hiệu của bệnh?
THA thai kỳ có thể được chẩn đoán dựa vào trị số huyết áp đo được hoặc dựa vào sự tăng huyết áp tương đối so với trước khi mang thai. Khi huyết áp trên 140/90 mmHg thì được gọi là THA.
Khi bị THA ngoài việc sử dụng máy đo huyết áp để biết con số chính xác thì thai phụ có thể thấy các dấu hiệu:
Cảm giác căng thẳng, khó chịu.
Nhức đầu, thấy ù ù trong tai.
Hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ,...
Tăng huyết áp thai kỳ có thể chẩn đoán dựa vào trị số huyết áp đo được hoặc dựa vào sự tăng huyết áp tương đối so với trước khi mang thai.
Nguyên nhân gây THA ở thai phụ
Tuổi của thai phụ quá cao
Gia đình có người bị THA.
Thai phụ quá cân, trước khi mang thai đã bị bệnh THA.
Viêm thận mạn tính, đái tháo đường,...
Chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu nặng.
Mang thai đôi, thai ba.
Dư ối.
Các biến chứng khi bị THA thai kỳ
Hậu quả lâu dài trên hệ tim mạch:
Những người bị THA ở lần mang thai đầu có nguy cơ cao bị THA ở lần mang thai sau. Họ còn có nguy cơ bị THA và đột qụy cao sau này. Những người bị tiền sản giật hoặc chậm phát triển bào thai trong buồng tử cung sẽ tăng nguy cơ bị bệnh và nguy cơ tử vong do bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ.
-
Tăng huyết áp thai kỳ làm gia tăng bệnh tim mạch
-
Cảnh giác với tăng huyết áp thai kỳ
Những phụ nữ đã trải qua thời kỳ sinh nở mà không bị THA thì sẽ ít bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn những phụ nữ không sinh đẻ.
Tiền sản giật và sản giật:
Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thời kỳ thai nghén và gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Nguy cơ của thai nhi là chậm phát triển trong buồng tử cung và bị sinh non.
Dự phòng THA thai kỳ
Bệnh THA ảnh hưởng lớn đến phụ nữ mang thai, thai nhi và trẻ sơ sinh sau này. Vì thế việc chẩn đoán sớm và phòng ngừa bệnh có ý nghĩa quan trọng để bảo vệ sức khỏe của phụ nữ mang thai, thai nhi, góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh. Bạn có thể chủ động phòng tránh như sau:
Tư vấn trước sinh:
trước khi mang thai cần được đánh giá kỹ lưỡng để loại trừ nguyên nhân gây THA thứ phát như bệnh lý thận, đánh giá hiệu quả điều trị huyết áp và chỉnh liều thuốc để đạt hiệu quả hạ áp tối ưu. Bạn cần được tư vấn về nguy cơ xuất hiện tiền sản giật, sản giật và các nguy cơ khác.
Việc dùng thuốc trong thai kỳ phải tuân thủ chỉ định của thầy thuốc, không tự ý điều chỉnh.
Điều trị bằng thuốc:
THA cần phải điều trị cho dù cơ chế sinh bệnh là gì. Việc điều trị chủ yếu để phòng tránh biến chứng chảy máu nội sọ. Tuy nhiên, không nên giảm HA quá tích cực sẽ làm giảm việc cung cấp máu cho nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Một số trường hợp đang được điều trị THA từ trước thì khi mang thai có thể giảm hoặc ngừng thuốc do trong nửa đầu của thai kỳ, huyết áp sẽ giảm sinh lý (cơ thể tự điều chỉnh HA). Tuy nhiên, sự giảm huyết áp này chỉ mang tính chất tạm thời, thai phụ cần được theo dõi sát và phải dùng thuốc lại khi cần thiết. Lưu ý, việc dùng thuốc trong thai kỳ phải do thầy thuốc chỉ định, không tự ý điều chỉnh.
Dự phòng tiền sản giật khi mang thai:
Tiền sản giật có thể dự phòng hoặc giảm bớt biến chứng nhờ khám thai định kỳ, thường xuyên. Cần tuân thủ việc điều trị đái tháo đường nghiêm ngặt hoặc các bệnh nội khoa khác đang có sẵn. Sản phụ có thể nghỉ ngơi tại nhà nếu bệnh nhẹ, tự theo dõi các dấu hiệu trở nặng như phù tăng, lên cân nhanh, nhức đầu nặng, mắt nhìn mờ, đau vùng gan(mạng sườn bên phải), buồn nôn, nôn nhiều.
Thai phụ cần đi khám thai đều đặn, theo dõi chặt chẽ mọi biến đổi của cơ thể, trong đó có vấn đề huyết áp. Nếu có những biểu hiện THA cần đi khám sản khoa và nhập viện để được điều trị kịp thời.
Xem thêm video được quan tâm
Phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin phòng COVID-19