Bệnh nhân COVID-19 thở oxy tăng nhẹ
Bộ Y tế cho biết ngày 12/7 có 873 ca COVID-19 mới tăng 305 ca so với ngày trước đó; Trong ngày có 9.151 bệnh nhân khỏi; Sau nhiều ngày không có F0 tử vong, ngày 12/7 đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong tại Quảng Ninh.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.756.254 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.530 ca nhiễm).
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 9.780.172 trường hợp. Trong số bệnh nhân đang giám sát, điều trị, có 30 ca thở ô xy gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 26 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy xâm lấn: 1 ca. Con số này tăng nhẹ so với mấy ngày trước đó.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số ca COVID-19 trên toàn cầu tăng 30% trong 2 tuần trở lại đây. Nguyên nhân là do 2 dòng biến thể phụ BA.4, BA.5 gây ra làn sóng bùng phát mới. Tại Việt Nam, ca COVID-19 mới, F0 phải thở oxy đều tăng nhẹ.
Những người đã mắc COVID-19 biến thể phụ BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5
Theo Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia châu Âu liên quan đến biến thể phụ BA.4, BA.5 của biển chúng Omicron. Tại Việt Nam, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc, tuy nhiên đã ghi nhận sự xuất hiện của cả hai biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến chủng Omicron trong cộng đồng .
Nhiều người dân sau khi tiêm vaccine mũi cơ bản hoặc đã từng mắc COVID-19 bắt đầu chủ quan, lơ là trong việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh, nhất là chưa tham gia tích cực vào việc tiêm vaccine mũi 3, mũi 4, kể cả tiêm vaccine cho trẻ em .
GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể phụ BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến thể BA.1, BA.2 từ 10-13%. Hai biến thể này có thể thoát miễn dịch, nghĩa là những người đã mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5.
-
Vài chục tỉnh, thành liên tục được 'gọi tên' ở danh sách tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4 chậm
-
TP.HCM kéo dài đợt cao điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 đến hết tháng 7/2022
Theo GS.TS Phan Trọng Lân, đến tháng 12/2021, thậm chí đến tháng 2/2022, Việt Nam gần như đã bao phủ được hết các mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 cơ bản. Đến nay, sau 4 đến 6 tháng, nhiều người đã tiêm hết các mũi cơ bản. Như vậy, miễn dịch đối với những người này là đã giảm. Đặc biệt, những người suy giảm miễn dịch, người lớn tuổi còn giảm hơn nữa.
Bộ Y tế nhấn mạnh, vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch. Do đó, cần đẩy mạnh triển khai tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học. Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, vận động người dân tham gia tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ để duy trì miễn dịch cộng đồng.
Từ năm 2020 đến nay có 206 nhân viên y tế ở Thanh Hóa nghỉ việc
Trong phiên báo cáo tại hội trường của kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra ngày 12/7, đốc Sở Y tế tỉnh Trịnh Hữu Hùng cho biết từ năm 2020 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã có 206 nhân viên y tế nghỉ việc , trong đó có 96 bác sĩ (chiếm khoảng 47%).
Nguyên nhân khiến nhân viên y tế nghỉ việc do áp lực công việc nặng nề hơn, người bệnh ngày càng đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao cho nên nhân viên y tế, bác sĩ luôn cảm thấy mệt mỏi, trong khi thu nhập thấp.
Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 561,8 triệu ca, trên 6,37 triệu ca tử vong.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã tăng 30% trong 2 tuần trở lại đây. Hai dòng phụ của biến chủng Omicron, gồm BA.4 và BA.5, là nguyên nhân chính gây ra làn sóng bùng phát mới ở mọi châu lục. Bên cạnh đó, WHO cũng đang theo dõi sự lây lan của một dòng phụ khác là BA2.75, được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ.
Ngày 11/7, châu Á đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19 mới trong 24 giờ trước đó. Nhìn chung, châu Á đã chứng kiến sự gia tăng đột biến về số trường hợp mắc mới kể từ tháng 6, sau khi các biến phụ BA.4 và BA.5 xuất hiện đúng vào thời điểm các chính phủ bắt đầu có cách tiếp cận nới lỏng hơn đối với đại dịch.
Các cơ quan y tế và dược phẩm của Liên minh châu Âu (EU) ngày 11/7 đã khuyến nghị những người trên 60 tuổi và những người dễ bị tổn thương trước dịch bệnh tiêm mũi tăng cường thứ 2 của vaccine ngừa COVID-19. Khuyến nghị trên được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 và nhập viện điều trị căn bệnh này đang gia tăng trở lại tại nhiều nước thuộc EU.
Ngày 12/7: Ca COVID-19 mới tăng vọt lên 873; Quảng Ninh có 1 F0 tử vong
SKĐS - Bản tin phòng chống dịch ngày 12/7 của Bộ Y tế cho biết có 873 ca COVID-19 mới, tăng 305 ca so với hôm qua; Trong ngày có 9.151 bệnh nhân khỏi; Sau nhiều ngày không có F0 tử vong, hôm nay ghi nhận 1 trường hợp tử vong tại Quảng Ninh