Trẻ có nguy cơ đối mặt với các bệnh lý tai mũi họng nào?
Mở đầu bài báo cáo, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dung - Chủ tịch APOG (Asia Pacific Pediatric Otolaryngology Group - Nhóm chuyên khoa Tai Mũi Họng Nhi châu Á - Thái Bình Dương) chỉ ra các bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ vốn được coi là thách thức trong việc phục hồi như rối loạn thính giác; bất thường về thở, nuốt; liệt thanh quản; hẹp thanh quản - khí quản; chứng khó nuốt sau thanh quản - khí quản…
Rối loạn thính giác ở trẻ phần lớn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị tật ống tai ngoài (aural atresia, CAA). Tuy nhiên, trẻ em mắc chứng CAA hai bên có thể bị suy giảm thính lực nghiêm trọng, gây hạn sự phát triển ngôn ngữ và lời nói.
Một trong những phương pháp hiện đại được sử dụng trong điều trị bệnh là cấy ốc tai điện tử (CI) ở trẻ em, được đánh giá khá an toàn và nguy cơ xảy ra biến chứng khá thấp.
Hình ảnh trẻ được cấy ốc tai điện tử tại bệnh viện Nhi Đồng 1, với sự hợp tác của gia đình và bác sĩ. Ảnh: Lệ Phương
Hiện nay, việc cho trẻ bằng cấy điện tử ốc tai bằng âm nhạc kết hợp ngôn ngữ trị liệu có thể tác động đến sự phát triển thói quen nghe tốt và kỹ năng thính giác, sự phát triển của chất lượng giọng nói và nhịp điệu ngôn ngữ của trẻ.
Trong ng ư ng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA) thì tình trạng phì đại amidan là một yếu tố nguy cơ hay gặp ở trẻ có OSA, có đến 45% trẻ OSA bị tác động bởi tình trạng này.
Cắt amidan là lựa chọn điều trị đầu tiên ở trẻ em OSA đã cho thấy hiệu quả tốt trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, theo PGS Ngọc Dung, chính việc cắt amidan cũng không làm thay đổi các rối loạn chức năng như vấn đề bất thường nuốt, nói, thở đường miệng.
Liệt thanh quản (LP) là loại thanh quản phổ biến thứ hai của dị dạng bẩm sinh sau nhuyễn thanh quản. PGS Ngọc Dung cho biết, LP một bên (48%) có thể gây suy giảm chức năng nuốt và hít phải thức ăn mãn tính. LP hai bên (52%) có thể xuất hiện với các triệu chứng hô hấp đa dạng từ thở rít đến suy hô hấp cấp tính và biểu hiện tím tái.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dung, hầu hết các bệnh thường gặp gây hẹp thanh quản - khí quản ở đối tượng trẻ em và cần phục hồi chức năng thở là: nhuyễn thanh quản, liệt dây thanh âm (một bên hoặc hai bên), hẹp hạ thanh môn, hẹp khí quản và nhuyễn khí quản.
“C ác nhà vật lý trị liệu về thở cho trẻ em rất quan trọng, có thể giúp loại bỏ các chất tiết ở đường thở và cải thiện chức năng phổi, bao gồm các kỹ thuật như: ho, ép/rung, kỹ thuật thở ra mạnh (FET), áp lực đường thở dương liên tục (CPAP), tập thể dục, khí dung và thông mũi,... ” - PGS Ngọc Dung thông tin.
Ngoài ra, còn nhiều bệnh lý tai mũi họng khác ở trẻ gây khó khăn, công tác điều trị gặp thách thức lớn nếu không được phát hiện sớm và điều trị phục hồi hiệu quả.
“Kiềng ba chân”: Chẩn đoán - Điều trị và Phục hồi chức năng
Đó là quy chuẩn vàng trong tiến trình điều trị hoàn thiện cho bất cứ bệnh nhân thuộc nhóm bệnh lý nào. Tuy nhiên, hầu như việc phục hồi chức năng sau điều trị (cả nội và ngoại khoa) lại bị bỏ ngỏ.
“ Mọi người cứ hiểu lầm mổ xong là xong nhưng không phải ” - PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dung nhấn mạnh!
Việc phục hồi chức năng ở trẻ có bệnh lý Tai mũi họng rất coi trọng, dù phẫu thuật hay không. Ví dụ, ở trẻ bị điếc nặng có thể điều trị bằng cấy điện ốc tai, để cấy một điện cực thay thế cho ốc tai để truyền âm thanh lên não. Nhưng với trẻ chưa biết nghe, biết nói thì khi đeo máy vào trẻ chỉ nhận âm thanh giống như tiếng động, chứ chưa hiểu và nhận biết được. Do đó, phải có luyện nói và luyện nghe. Đây là giai đoạn rất quan trọng để phục hồi chức năng nói, nghe.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dung - Chủ tịch APOG, đồng thời là Chủ tịch Hội Y học TPHCM. Ảnh: Viết Hưởng
“H iện ở các nước trên thế giới và đặc biệt Việt Nam , hệ thống đào tạo ra những người thực hiện được điều này, hay còn gọi âm ngữ trị liệu còn khá ít. Do đó, có những trường hợp mổ xong không quan tâm đến phục hồi chức năng thì hiệu quả cũng không cao ” - PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dung phân tích.
Cũng trong bài báo cáo của PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dung đề cập đến vấn đề mổ về đường thở. Theo đó, khi đụng đến đường thở có nghĩa gần đường ăn nên sẽ ảnh hưởng đến ăn uống, trẻ khi ăn có thể bị sặc. Lúc này cần tập lại việc ăn, việc nuốt. Đó cũng chính là vai trò của phục hồi chức năng bao gồm vật lý trị liệu, âm ngữ trị liệu.
Ngoài ra, ở những trẻ ngủ ngáy, giọng nói ồm ồm do có amidan sưng to, sau khi cắt amidan trẻ vẫn nói giọng vì thói quen. Lúc này cần tập lại các cơ môi, cơ vùng má để giọng nói trở lại bình thường, nếu không trẻ có thể sẽ ngáy trở lại.
Phục hồi chức năng cần song song với điều trị
Có thể thấy việc phục hồi chức năng rất quan trọng. Các nước trên thế giới cũng nhận thấy rằng phục hồi chức năng cần song song với điều trị để giúp kết quả điều trị tốt hơn. Đồng thời, giúp trẻ nhanh trở lại cuộc sống bình thường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, các nước tiên tiến trên thế giới ở châu Âu, châu Mỹ rất quan tâm đến việc đào tạo phục hồi chức năng. Ở Việt Nam, mảng phục hồi chức năng này còn rất hạn chế, chưa được chú trọng. Trong những năm qua, Hội Y học TPHCM cùng Liên chi hội Tai mũi họng Nhi TPHCM, Liên chi hội Tai mũi họng TPHCM, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM và các bệnh viện Nhi đồng, Trường Đại học Y khoa… cũng đang tập trung đào tạo những nhà âm ngữ trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, vật lý trị liệu.
Đề tài được PGS.TS.BS Ngọc Dung lựa chọn sát nhu cầu thực tế cũng như chủ đề của hội nghị APOG 2022. Ảnh: Viết Hưởng
“Tôi chọn đề tài này trong hội nghị hôm nay vì tên của hội nghị là APOG 2022 - Khuynh hướng mới trong điều trị Tai mũi họng ở trẻ em . Một trong những khuynh hướng hiện nay là hướng về phục hồi chức năng, không chỉ ở trẻ nhỏ, mà cả người lớn” - PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dung chia sẻ.
Cũng theo vị Chủ tịch Hội Y học TPHCM, khó khăn nhất hiện nay là đào tạo, chúng ta vẫn chưa thật sự quan tâm đến việc đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu. Ngay cả người học cũng chưa thấy hứng thú hay hấp dẫn với nghề này để đi theo. Vì vậy, ngành Y tế Việt Nam - nhất là mảng Đào tạo cần phải phố biến hơn thông qua hội thảo và mở ra mã ngành đào tạo để đào tạo nhiều hơn.
Hội nghị Tai mũi họng Nhi châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 8 do Liên chi hội Tai mũi họng Nhi TPHCM, Liên chi hội Tai Mũi Họng TPHCM phối hợp cùng Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM và Bệnh viện Nhi đồng TPHCM tổ chức với chủ đề “ Khuynh hướng mới trong chuyên ngành Tai Mũi Họng Nhi ” thu hút gần 1.000 người tham dự, được thực hiện dưới hai hình thức trực tiếp và trực tuyến thông qua zoom.