Những sai lầm cần tránh trong cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa
SKĐS - Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng trong tai giữa. Bên cạnh việc điều trị, chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa cũng cần đúng cách.
1. Viêm tai giữa xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ
Nhiều người lầm tưởng viêm tai giữa là bệnh lý ít nghiêm trọng, nhưng nó có thể để lại di chứng suốt đời.
Nội dung
1. Viêm tai giữa xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ
2. Dấu hiệu viêm tai giữa mạn tính ở trẻ
3. Khi nào cần đưa trẻ viêm tai giữa mạn tính nhập viện?
Viêm tai giữa xảy ra ở mọi độ tuổi, song phổ biến hơn ở trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi. Nhiều trường hợp trẻ em bị nghe kém , điếc hoặc nhiễm trùng huyết do viêm tai giữa.
Khi tình trạng viêm niêm mạc tai giữa kéo dài trên 12 tuần, bệnh không đáp ứng hoặc kém đáp ứng với điều trị thông thường, được gọi là viêm tai giữa mạn tính.
Tác nhân chính gây bệnh đó là virus, vi khuẩn hay nấm. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây bệnh khác có thể bao gồm:
Bị cảm lạnh nhưng không được điều trị đúng cách, vòi nhĩ bị tắc, không dẫn lưu dịch tiết trong hòm nhĩ xuống họng, khiến cho dịch nhầy bị ứng đọng trong tai giữa. Lúc này vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào tai giữa biến chứng gây viêm.
Do vòi nhĩ của trẻ em thường ngắn, hẹp và nằm ngang so với người lớn, nên dễ bị viêm tai giữa hơn. Tình trạng này dễ tái đi tái lại thành mạn tính.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa như: Cấu trúc xương chũm thông nối, trẻ bị suy dinh dưỡng , sức đề kháng yếu…
Khi viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn mạn tính, triệu chứng chủ yếu là chảy mủ.
2. Dấu hiệu viêm tai giữa mạn tính ở trẻ
Nhiều cha mẹ cho rằng khi trẻ bị viêm tai giữa mạn tính phải có biểu hiện chảy dịch. Tuy nhiên, có những trường hợp bị viêm tai giữa mạn tính nếu được chăm sóc tốt hoặc sức đề kháng mạnh sẽ không bị chảy dịch. Vì vậy, việc phát hiện sớm viêm tai giữa mạn tính ở trẻ là vô cùng quan trọng.
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, triệu chứng viêm tai giữa chủ yếu là chảy mủ . Tình trạng chảy mủ có thể diễn ra thường xuyên hoặc từng đợt sau mỗi lần ho, sốt, đau họng … Dịch mủ có mùi hôi rất khó chịu, đặc, có màu nâu hoặc mảng trắng như bã đậu, đôi khi có lẫn với máu. Ở giai đoạn này, khả năng nghe của trẻ trở nên kém hơn. Đồng thời, trẻ luôn cảm thấy nặng tai và nhức đầu. Chỉ khi đưa trẻ đi khám tai, cha mẹ mới biết là màng nhĩ đã bị thủng.
Nếu không điều trị đúng cách, viêm tai giữa mạn tính sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai xương chũm mạn , có thể gây liệt mặt, áp xe não, nhiễm trùng máu…
-
Đau tai, viêm tai giữa ở trẻ: Thận trọng với biến chứng viêm tai xương chũm cấp tính
-
Bé mắc viêm tai giữa, coi chừng bị giảm thính lực
Tuy nhiên, trên thực tế trẻ nhỏ nghe kém là dấu hiệu kín đáo, nếu viêm tai giữa mạn thủng nhĩ một bên thường sẽ khó phát hiện, do trẻ còn nhỏ, nhiều người nghĩ trẻ mải chơi, không chú tâm đến lời gọi của người lớn.
Ngoài ra, khi bị viêm tai giữa mạn tính thường chỉ bị ở một tai, tai còn lại vẫn nghe tốt. Nghe kém chỉ được phát hiện tình cờ nếu thực sự người thân để ý hoặc chỉ phát hiện khi đi khám bệnh, đo sức nghe bằng máy.
Một điều lưu ý dễ bị bỏ sót là tình trạng dịch chảy ra ở ống tai . Dịch có đặc điểm có thể không có mầu sắc hoặc trắng đục, vàng, xanh, đôi khi lẫn ít máu… có trường hợp không có mùi và ra rất ít, độ nhầy đôi khi keo đặc… Chính vì lý do này mà đôi khi cha mẹ, người chăm sóc trẻ không nhận biết được, lầm tưởng là ráy tai ướt. Một số người bị viêm tai giữa mạn thủng nhĩ được chăm sóc tốt hoặc sức đề kháng mạnh, sẽ không bị chảy dịch , rất dễ bỏ sót.
Nhiều trường hợp trẻ em bị nghe kém, điếc hoặc nhiễm trùng huyết... do viêm tai giữa.
3. Khi
nào cần đưa
trẻ viêm tai giữa mạn tính nhập viện
?
Thông thường trẻ viêm tai giữa mạn tính thường đã từng mắc viêm tai giữa cấp tính. Vì vậy, đối với trẻ đã từng mắc viêm tai giữa hoặc sau nhiễm trùng hô hấp trên (cảm cúm, viêm mũi họng… khi có bất kỳ một biểu hiện bất thường cần cho trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám.
Một số dấu hiệu dưới đây cha mẹ có thể nghĩ đến bệnh viêm tai giữa, bao gồm:
- Trẻ sốt không rõ nguyên nhân, sốt cao liên tục kéo dài có thể lên tới hơn 39 độ C hoặc hơn.
- Trẻ thường hay dùng tay dụi hoặc kéo vành tai.
- Trẻ trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc, đặc biệt khi chạm vào tai trẻ sẽ khóc thét.
- Trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Một số trẻ chậm nói , khi được gọi hỏi trẻ đáp ứng chậm, khi trẻ xem tivi thường mở to hơn bình thường.
- Đối với trẻ lớn khi có triệu chứng đau tai, đau đầu cần cho trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám.
Tóm lại: Viêm tai giữa là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. Phụ huynh cần nắm rõ các dấu hiệu để nhận biết, phát hiện kịp thời trẻ bị viêm tai giữa, khi nào cần đi khám và làm sao để trẻ không bị tái phát bệnh.
Khi trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Tai - Mũi - Họng . Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ hay thổi thuốc vào tai để điều trị viêm tai giữa cho trẻ.
Hướng dẫn hoặc hỗ trợ trẻ xì mũi đúng cách, nhẹ nhàng. Không nên xì mạnh, vì khi làm như vậy có thể đã vô tình đưa vi khuẩn từ vùng mũi họng vào tai giữa.
Mời độc giả xem thêm video:
Vận động để giữ sức khỏe trong mùa dịch COVID-19