Trang Chủ > Sức khỏe > Nắng nóng gay gắt: Cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi nhiệt độ tăng cao

Nắng nóng gay gắt: Cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi nhiệt độ tăng cao

Sức Khỏe và Đời Sống
20/06/2022 18:03:23
Nắng nóng gay gắt: Cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi nhiệt độ tăng cao-1

7 mẹo siêu đơn giản ngăn ngừa bệnh tật do nắng nóng, ai cũng có thể làm

SKĐS - Chỉ với một vài mẹo đơn giản như theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong ngày, uống đủ nước, tránh hoạt động dưới nắng gắt, thường xuyên nghỉ giữa giờ khi lao động, bạn vẫn có thể tận hưởng một mùa hè ý nghĩa và hạnh phúc bên những người thân yêu.

Thông thường, vui chơi ngoài trời giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ. Tuy nhiên, với mức nền nhiệt vượt ngưỡng 32 độ C, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe của trẻ.

NỘI DUNG

1. Làm mát cơ thể ngày nắng nóng

2. Năm mẹo giúp "đánh bay" nắng nóng hè cho trẻ

2.1 Uống đủ nước

2.2 Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát

2.3 Làm gì khi vui chơi bên ngoài?

2.4 Làm mát cơ thể

2.5 Không bao giờ bỏ quên trẻ trên ô tô

3. Dấu hiệu trẻ cần sự tư vấn của bác sĩ

Nhiệt độ cao và nắng nóng gay gắt có thể khiến trẻ dễ bị ốm, mệt mỏi. Nhiệt độ cao vào những ngày hè oi bức đỉnh điểm có thể khiến trẻ mất nước, kiệt sức, chuột rút do nhiệt, và sốc nhiệt - những trường hợp này cần phải đưa trẻ đi cấp cứu. Mức nền nhiệt cao cũng có thể gây ra cảm giác bức bối cho cả trẻ lẫn phụ huynh và giáo viên.

Để bảo vệ trẻ khỏi nền nhiệt gay gắt, hãy theo dõi các triệu chứng của trẻ và tìm tư vấn, trợ giúp từ bác sĩ nhi khoa khi cần thiết.

1. Làm mát cơ thể ngày nắng nóng

Khi thời tiết nóng nực, đi bơi hay ra biển hoặc ở trong phòng mát chơi đồ chơi, đồ thủ công sẽ tạo cảm hứng cho trẻ nhất. Hãy nghĩ ra những cách sáng tạo hơn để giúp trẻ vui chơi những ngày nắng nóng. Để giúp cho trẻ năng động hơn, hãy động viên con tập yoga, chơi trò trốn tìm trong nhà hoặc hoạt động thể chất vui nhộn nhẹ nhàng.

Nếu trong gia đình bạn không có điều hòa, hãy tìm nơi có điều hòa gần nhà bạn để làm mát cơ thể cho trẻ. Chẳng hạn như siêu thị hay thư viện có thể là nơi lý tưởng để trẻ vui chơi và làm mát cơ thể những ngày hè. Nếu bạn sống ở những nơi hay bị mất điện, hãy tìm một nơi mà gia đình có thể tới trú ẩn mát mẻ khi tiết trời "nóng đến phát điên". Chẳng hạn như một số công trình, văn phòng có trang bị điều hòa, hệ thống quạt gió có thể là nơi lý tưởng để cả gia đình bạn tới tránh nóng chẳng hạn.

Nắng nóng gay gắt: Cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi nhiệt độ tăng cao-2

Bố mẹ nhễ nhại 'đội nắng' 40 độ C ngóng con 'vượt vũ môn'

ĐỌC NGAY

Ở nhà, nếu ánh nắng chiếu vào quá gay gắt kéo theo lớp nhiệt oi nồng, hãy kéo rèm hoặc cửa chớp để làm mát nhà, tránh nhiệt trực tiếp. Nếu bạn sống ở ngôi nhà riêng có 3-4 tầng chẳng hạn, hãy hạn chế lên tầng thượng bởi đây là tầng hấp nhiệt nhiều nhất. Hãy xuống các tầng dưới để mát mẻ hơn.

Khi sử dụng quạt, hãy giữ khoảng cách an toàn để tránh tai nạn như kẹt ngón tay vào quạt chẳng hạn. Gió quạt thổi trực tiếp vào mặt có thể gây khô miệng, khô mũi. Hoặc nếu bạn hay con bạn dễ bị dị ứng, gió quạt cũng có thể thổi các tác nhân dễ gây dị ứng gây chảy nước mũi hoặc ngứa mắt.

Khi nhiệt độ quá cao trên 40 độ C, không nên dùng quạt bởi khi đó, quạt chỉ phả ra toàn gió nóng vào người bạn, không còn tác dụng làm mát cơ thể nữa.

2. Năm mẹo giúp "đánh bay" nắng nóng hè cho trẻ

Nếu gia đình bạn định ra ngoài vào tiết trời "nóng như đổ lửa", có một số cách giúp bạn "đánh bay nắng nóng" và bảo vệ con bạn khỏi những nguy cơ đối với sức khỏe do nắng nóng như sau:

2.1 Uống đủ nước

Nhắc con uống nước thường xuyên và luôn mang nước theo bên mình. Hãy nhắc con uống nước ngay cả trước khi bé cảm thấy khát. Hãy luôn mang theo chai nước khi ra ngoài.

TIN LIÊN QUAN

Nắng nóng gay gắt: Cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi nhiệt độ tăng cao-3

5 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng cường trí nhớ cho các sĩ tử trong mùa thi

Đối với trẻ sơ sinh, vào những ngày nóng nực, những bé bú sữa mẹ được để trong chai nên được ăn thêm nhiều sữa mẹ để tăng sức đề kháng. Nhưng bé dưới 6 tháng tuổi không nên được uống nước trong bình bú để tránh sặc. Trẻ uống sữa công thức thì cũng nên được thêm lượng sữa vào ngày hè.

2.2 Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát

Trong ngày hè nắng nóng, nên cho trẻ mặc quần áo sáng màu, chất liệu nhẹ, rộng rãi thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Cho trẻ sử dụng kem chống nắng để tránh tổn thương da.

2.3 Làm gì khi vui chơi bên ngoài?

Nắng nóng thường khiến cả trẻ em và phụ huynh đều cảm thấy mệt mỏi và tâm trạng bức bối. Vì vậy đối với các hoạt động vui chơi, ngoại khóa ngày hè, khi chơi ngoài sân thì trẻ thường xuyên có thể vào bên trong nhà để ngồi quát mạt, nghỉ ngơi, uống nước. Kể cả khi tới các điểm vui chơi trong nhà và ngoài trời, cũng nên làm tương tự.

Nắng nóng gay gắt: Cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi nhiệt độ tăng cao-4

Ảnh minh họa.

2.4 Làm mát cơ thể

Khi con bạn cảm thấy nóng, hãy cho bé tắm nước mát hoặc xịt nước khoáng lên mặt để làm mát. Bơi cũng là một cách để vừa giúp bé vận động đồng thời làm mát cơ thể. Tuy nhiên, cần đảm bảo an toàn cho trẻ, đảm bảo luôn có người giám sát trẻ để phòng tránh đuối nước.

2.5 Không bao giờ bỏ quên trẻ trên ô tô

Nền nhiệt bên trong ô tô có thể tăng rất cao chỉ trong khoảng thời gian ngắn khi bạn tắt máy và điều hòa ô tô bị tắt, thậm chí ngay cả khi cửa sổ ô tô mở. Vì vậy, bất kể ai bị bỏ quên trên xe cũng rất dễ bị sốc nhiệt.

3. Dấu hiệu trẻ cần sự tư vấn của bác sĩ

Khi trẻ có những biểu hiện sau, cha mẹ cần gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn kịp thời:

Cảm thấy muốn ngất

Cực kỳ mệt mỏi (ví dụ, buồn ngủ bất thường, ngủ li bì mê mệt suốt cả ngày, tới mức không thể dậy nổi).

Đau đầu

Sốt

Cực kỳ khát

Nhiều giờ liền không đi tiểu

Buồn nôn

Nôn

Thở nhanh hơn hoặc thở dốc hơn bình thường

Da tê, mẩn ngứa, ngứa ran

Đau cơ

Co thắt cơ bắp

Nắng nóng gay gắt: Cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi nhiệt độ tăng cao-5

4 thức uống giải nhiệt mùa hè, giúp làn da tươi sáng

SKĐS - Nước rất quan trọng với sức khỏe trong đó có làn da và đặc biệt trong mùa hè cơ thể dễ bị mất nước. Khi cơ thể không đủ nước từ bên trong thì sức khỏe của làn da cũng bị ảnh hưởng rõ rệt…

Nắng nóng gay gắt: Cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi nhiệt độ tăng cao-6

Nóng: Bộ Y tế hướng dẫn tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

SKĐS - Theo hướng dẫn về tiêm mũi 3 vacine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản của Bộ Y tế, vaccine sử dụng tiêm là vaccine Pfizer; liều tiêm 0,3 ml tương tự liều cơ bản; Khoảng cách, ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.

Nắng nóng gay gắt: Cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi nhiệt độ tăng cao-7

Mùa hè trẻ em dễ bị viêm họng làm sao để phòng tránh?

SKĐS - Viêm họng là một căn bệnh phổ biến, thường gặp nhiều ở những ngày hè nóng bức và trẻ em là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. Thói quen ngày hè nào khiến trẻ dễ mắc viêm họng và cách phòng tránh như nào là tốt nhất. Dưới đây là bí quyết để phòng viêm họng cho trẻ trong mùa hè.

Trẻ hạ sốt có thể là dấu hiệu chuyển nặng của bệnh sốt xuất huyết