Trang Chủ > Sức khỏe > Hiểm họa ngộ độc rượu

Hiểm họa ngộ độc rượu

Sài Gòn Giải Phóng
10/08/2022 08:42:33

Ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu hoặc sử dụng rượu không bảo đảm an toàn thực phẩm. Thường gặp 2 loại ngộ độc rượu chính: ngộ độc rượu Etylic (Ethanol) và ngộ độc rượu Metylic (Methanol).

Ngộ độc rượu Etylic (Ethanol): Bao gồm ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính, phụ thuộc vào số lượng rượu uống và tần suất, thời gian uống rượu. Thông thường, hàm lượng rượu trong máu từ 1-1,5g/lít có thể gây “say” và 4-6g/lít có thể gây tử vong.

Ngộ độc rượu mạn tính do uống rượu kéo dài, dẫn đến sút cân; chán ăn; tiêu chảy do tổn thương gan và ruột; da niêm mạc nhợt do thiếu máu; xơ gan; ung thư.

Ngộ độc rượu Metylic (Methanol): Methanol được dùng trong công nghiệp hóa chất, ngộ độc Methanol xảy ra khi uống nhầm Methanol hoặc uống rượu có chứa Methanol. Methanol rất độc vì chúng thải trừ chậm, oxy hóa thành Formol (Formaldehyd) và axit Formic. Chỉ cần uống 5-15ml có thể gây ngộ độc nặng, 15ml trở lên gây mù lòa, 30ml có thể gây tử vong. Độc tính của Methanol bao gồm tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương; ảnh hưởng tới thần kinh mắt…

Trường hợp ngộ độc Methanol nhẹ có biểu hiện cảm giác say say, chóng mặt; buồn nôn, nôn ói; nhức đầu. Trường hợp nặng sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, nôn ra máu, rối loạn thần kinh (co giật, hôn mê, co cứng toàn thân); rối loạn hô hấp (thở nhanh, phù phổi cấp); rối loạn tuần hoàn (mạch nhanh, huyết áp giảm); đồng tử giãn, xuất tiết võng mạc và tử vong.

Khi xử trí người say rượu, cần cho bệnh nhân nằm nghỉ nơi yên tĩnh, có thể cho uống 10-20 giọt Amoniac hay 1-5g Amonium acetat trong một ly nước muối. Với người ngộ độc rượu, nếu bệnh nhân mất ý thức hoặc lơ mơ hay có biểu hiện ngừng thở hoặc hôn mê, co giật, cần đưa ngay đến cơ sở điều trị gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Một người bình thường không nên uống quá 1 đơn vị rượu/ngày (1 đơn vị rượu chứa 10g cồn), tương đương 30ml rượu mạnh (40-430); 100ml rượu vang (13,50); 330ml bia hơi (50); 2/3 chai 500ml hoặc lon bia 330ml (50).

Người dân cần thận trọng trong việc sử dụng rượu, tuyệt đối không sử dụng các loại rượu không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào xảy ra khi sử dụng rượu, người dân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

PGS-TS PHẠM KHÁNH PHONG LAN, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM

Từ khoá :

ngộ độc rượu làm gì khi ngộ độc rượu sinh viên uống rượu

Các tin, bài viết khác

Ngày 9-8, thêm 2.340 ca mắc Covid-19 và 103 bệnh nhân nặng

TPHCM lập đoàn kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu, đồ uống có cồn

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức: Quyết liệt đẩy mạnh, nhanh việc tiêm vaccine Covid-19

Luật hóa hoạt động khám, chữa bệnh từ xa

Thủng đại tràng do nuốt phải hàm răng giả

Tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ tại TPHCM thấp hơn tỷ lệ trung bình chung của cả nước

Hoàn thành tiêm chủng vaccine Covid-19 để trẻ an toàn tới trường

Cảnh báo cúm mùa khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp

Bộ Y tế phản ứng trước thông tin một số cơ sở, bác sĩ tự nhận chữa khỏi “bệnh đồng tính“

Ngày 8-8, số ca mắc mới Covid-19 và số bệnh nhân nặng đều tăng

Xem thêm