Nhiễm trùng não
có thể liên quan tới mắc COVID-19
Khi đại dịch bùng phát, các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Helen DeVos of Spectrum Health ở Grand Rapids (Mỹ) nhận thấy có sự gia tăng đáng lo ngại tới mức 236% các bệnh nhiễm trùng não do vi khuẩn và họ tiến hành tìm hiểu nguyên nhân.
Theo nhóm nghiên cứu, mặc dù hiếm gặp, nhưng hầu hết các nhiễm trùng não do vi khuẩn là nhẹ, và thường chỉ cần dùng kháng sinh điều trị, trong trường hợp nặng thì có thể cần tới phẫu thuật và điều trị tại khoa hồi sức tích cực.
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Rosemary Olivero, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại Bệnh viện nhi Helen DeVos of Spectrum Health cho biết: "Có rất nhiều cơ chế khác nhau có thể lý giải mối liên quan giữa nhiễm trùng não với COVID-19, tuy nhiên đó có thể chỉ là mối liên quan tạm thời".
Để tìm hiểu xem các bệnh viện nhi khác có gặp các trường hợp áp xe não và các dạng hình thành ổ mủ khác trong não hay không, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát đánh giá 109 bệnh viện.
Kết quả cho thấy, 43% số bệnh viện có sự gia tăng nhiễm trùng não trong 2 năm đầu tiên của đại dịch COVID-19.
Nên thận trọng khi trẻ em có biểu hiện sốt đau đầu. Ảnh minh hoạ.
Nguyên nhân gây bệnh và ý kiến chuyên gia
Các nhà khoa học cho rằng có thể vi khuẩn sống trong mũi, miệng và cổ họng đã di chuyển đến não vì SARS-CoV-2 làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Olivero cho biết: "Có sự tác động qua lại phức tạp giữa hệ thống miễn dịch và vi khuẩn đang tồn tại trong hệ hô hấp. Và thực tế cho thấy, nhiều trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến như viêm phổi và viêm xoang đã xuất hiện sau khi bị nhiễm virus".
"Vì vậy, nhiễm virus thường đến trước, và sau đó nhiễm vi khuẩn có thể là hậu quả của nhiễm virus trước đó. Hơn nữa, hầu hết các trường hợp nhiễm trùng não nặng hơn thì bắt nguồn từ viêm xoang" - Olivero cho biết thêm.
Tuy nhiên, Olivero nhấn mạnh: "Cũng có thể sự gia tăng nhiễm trùng não là do trẻ em không được chăm sóc bình thường hoặc không được tiêm chủng đầy đủ theo lịch trong giai đoạn đại dịch".
Nhóm nghiên cứu và CDC Mỹ hiện đang tiến hành nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu cơ chế chính xác gây ra tình trạng bệnh lý này.
Các chuyên gia cho rằng: "Cha mẹ nên biết các dấu hiệu nhiễm trùng não ở trẻ em có thể bao gồm đau đầu dai dẳng và thay đổi hành vi. Đau đầu ở trẻ em là phổ biến, nhưng tình trạng đau đầu dai dẳng, khác thường là dấu hiệu cảnh báo các bậc cha mẹ về một vấn đề bất thường nào đó có thể đang diễn ra. Bên cạnh đó, biểu hiện hành vi bất thường và sốt cao không rõ nguyên nhân là tất cả những dấu hiệu cần quan tâm lưu ý".
Nên tiêm phòng đầy đủ COVID 19 cho trẻ.
"Tất nhiên, điều thực sự quan trọng là nên nghĩ tới mọi hậu quả do COVID-19 gây ra, vì vậy cần phòng ngừa mắc COVID-19 cho cả trẻ em và người lớn. Do đó, nếu đủ điều kiện để tiêm vaccine thì việc chủng ngừa đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó, các hoạt động chăm sóc phòng ngừa định kỳ khác cũng không kém phần quan trọng" – các chuyên gia nhấn mạnh.
GS.TS Coleen Cunningham, Chủ nhiệm Khoa nhi thuộc Đại học California, Irvine (Mỹ), người không thuộc nhóm nghiên cứu, cho biết: "Bệnh nhiễm trùng não có thể liên quan đến COVID-19, nhưng nghiên cứu mới này chưa thể khẳng định chắc chắn điều đó và các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, việc chủng ngừa phòng COVID-19 ở trẻ em vẫn là điều cần thiết.
Tiến sĩ Rebecca Fisk, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Lenox Hill ở New York (Mỹ), người không thuộc nhóm nghiên cứu, cũng đồng ý rằng nghiên cứu này chưa thể khẳng định chắc chắn COVID-19 gây ra nhiễm trùng não, nhưng cũng khuyến nghị các bác sĩ nhi khoa nên khám kiểm tra kỹ hơn cả những trẻ khỏe mạnh, hỏi kỹ tiền sử bệnh và thực hiện các xét nghiệm đánh giá khi cần thiết.
5 di chứng tai biến mạch máu não cần cảnh giác
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một trong 5 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Bệnh xảy ra đột ngột, khó kiểm soát và để lại nhiều di chứng phức tạp.
Mời xem video nhiều người quan tâm:
Ca tử vong số 15 do sốt xuất huyết ở Đồng Nai tự điều trị tại nhà | SKĐS