Mặc dù đột quỵ là bệnh gây tử vong cao, nhưng chúng ta có thể phòng ngừa được bằng cách thay đổi lối sống tích cực, có chế độ ăn uống khoa học, tăng cường thể dục, vận động cũng như kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ về đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu và hút thuốc lá...
Một trường hợp đột quỵ được điều trị thành công ở bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long
Chiều 2-7, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long tổ chức hội thảo khoa học chủ đề “Tối ưu hóa quy trình cấp cứu và điều trị đột quỵ”, với sự tham dự của hơn 100 chuyên gia, bác sĩ đang công tác tại các đơn vị y tế ở ĐBSCL...
Tại hội thảo, đại biểu cập nhật những kiến thức mới và kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý về mạch não, đột quỵ từ các diễn giả thuộc Hội Đột quỵ TPHCM, các chuyên gia ở ĐBSCL… Hội thảo truyền tải thông điệp về tầm quan trọng của việc phát hiện sớm và tối ưu hóa quy trình cấp cứu, điều trị đột quỵ kịp thời. Với đột quỵ, thời gian mỗi giây đều quý, tiết kiệm thời gian là cứu mạng người bệnh; nghĩa là dù cùng được chữa trong "giờ vàng" nhưng người được điều trị sớm hơn sẽ có kết quả phục hồi tốt hơn.
BS CKI Nguyễn Hữu Thái, Trưởng khoa Can thiệp nội mạch – Nội tim Mạch (bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long) chia sẻ: Thời gian từ khi xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ đến khi bắt đầu điều trị là cực kỳ quan trọng. Đây được gọi là "giờ vàng" quyết định sự sống của người bệnh cũng như hạn chế tối đa tổn thương não. “Giờ vàng” trong đột quỵ não là dưới 3 giờ.
Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 bệnh nhân đột quỵ. Mặc dù đột quỵ là bệnh gây tử vong và tàn phế cao, nhưng chúng ta có thể phòng ngừa được bằng cách thay đổi lối sống tích cực, có chế độ ăn uống khoa học, tăng cường thể dục, vận động cũng như kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ về đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu và hút thuốc lá... Ngoài ra, người dân nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phòng ngừa những nguy cơ dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này.
Nguồn Tin: