TTO - Cơ quan y tế Argentina cho biết các ca viêm phổi bí ẩn ở tây bắc nước này, trong đó có 4 người tử vong, là do nhiễm vi khuẩn Legionella.
- Dịch viêm phổi do virus corona: chỉ 24 tiếng, thêm 38 người chết
- Những điều bạn cần biết về virus corona gây viêm phổi cấp ở Vũ Hán
- Mua hàng Trung Quốc có thể bị nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán?
Theo kết quả nghiên cứu ban đầu, vi khuẩn Legionella là nguyên nhân gây dịch viêm phổi bí ẩn ở Argentina - Ảnh minh họa: THE INDEPENDENT
Ngày 5-9, Đài ABC News đưa tin: "Đợt bùng phát dịch bí ẩn khiến 11 người mắc bệnh ở Argentina, trong đó có 4 người tử vong, đã được giải đáp. Cơ quan y tế Argentina cho biết căn bệnh này có khả năng do Legionella, vi khuẩn dẫn đến bệnh Legionnaires, gây ra".
Đợt bùng phát dịch này có liên quan đến một phòng khám sức khỏe ở TP San Miguel de Tucumán thuộc tỉnh Tucumán.
Trong cuộc họp báo hôm 4-9, Bộ trưởng Y tế Carla Vizzotti của Argentina cho biết 4 mẫu xét nghiệm - bao gồm mẫu máu, đường hô hấp và mô - của những bệnh nhân đã qua đời cho ra kết quả dương tính với vi khuẩn nói trên.
Tuy nhiên, bà Carla Vizzotti cũng lưu ý kết quả này chỉ là sơ bộ và nhà chức trách đang tiến hành thêm các cuộc xét nghiệm.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các ca bệnh viêm phổi bí ẩn nói trên được ghi nhận trong khoảng thời gian từ ngày 18 đến 25-8 năm nay.
Các bệnh nhân bị sốt, đau cơ, đau bụng và khó thở, cùng với các triệu chứng viêm phổi. Trong số 11 bệnh nhân, có 8 người là nhân viên y tế của phòng khám và 3 trường hợp là bệnh nhân. 3 trong số 4 trường hợp tử vong xảy ra ở các nhân viên y tế.
Legionnaires là một dạng viêm phổi nặng. Người ta có thể mắc bệnh này do hít phải vi khuẩn Legionella trong những giọt bắn nhỏ hoặc vô tình uống phải nước có chứa Legionella.
Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào nguồn nước cung cấp của tòa nhà, bao gồm nước vòi sen, chậu rửa tay, bồn nước nóng, và các hệ thống ống nước khác.
Serbia, Argentina sản xuất vắc xin Sputnik V
TTO - Serbia và Argentina bắt đầu sản xuất vắc xin COVID-19 Sputnik V của Nga, góp phần bổ sung thêm nguồn cung vắc xin vốn đang thiếu hụt trên toàn cầu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo thiếu 200 triệu liều cho COVAX.
BÌNH AN