Trang Chủ > Sức khỏe > Cục máu đông nguy hiểm như thế nào?

Cục máu đông nguy hiểm như thế nào?

Sức Khỏe và Đời Sống
07/09/2022 08:32:47

Sự hình thành cục máu đông là một phần trong quá trình cầm máu và làm lành vết thương, thường tan ra và biết mất sau khi vết thương lành. Trên thực tế tồn tại nhiều cục máu đông bất thường bên trong các mạch máu, chúng lớn dần và gây tắc nghẽn các mạch máu. Các cục máu đông này còn có tên gọi khác là huyết khối, cản trở sự lưu thông máu đến các cơ quan và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cục máu đông gây thiếu máu cục bộ tại các cơ quan

Cục máu đông tồn tại trên mạch máu gây thiếu máu cục bộ, triệu chứng và mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng.

- Thiếu máu cục bộ tại não

: Người bệnh có các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ… Nặng hơn, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua với các biểu hiện: đột ngột nhìn mờ, méo miệng, nói khó, tê yếu tại chân tay hoặc một bên cơ thể. Theo TS. BS Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên Trưởng khoa Nội, Viện Y học cổ truyền Trung ương: "Các biểu hiện này thường tự biến mất sau vài giây, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não do thiếu máu cục bộ". Đây là mức độ nguy hiểm nhất của thiếu máu não, đe dọa tính mạng của người bệnh.

Trong trường hợp vượt qua cơn tai biến mạch máu não, người bệnh vẫn có nguy cơ cao phải đối mặt với nhiều di chứng nặng nề, khiến chất lượng cuộc sống giảm sút nghiêm trọng. Các di chứng thường là: mất khả năng vận động, liệt chân tay, liệt nửa người; rối loạn ngôn ngữ, khó diễn đạt; sa sút trí tuệ, giảm nhận thức…, phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người khác.

- Thiếu máu cục bộ tại tim, phổi

: Người bệnh có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim, đột tử cơ tim, thuyên tắc phổi, … Ngoài ra, cục máu đông cũng có thể khiến cho chân tay, ruột, vùng bụng, … không được cung cấp đủ máu và có nguy cơ bị hoại tử.

Cục máu đông nguy hiểm như thế nào?-1

Cục máu đông có thể gây nhồi máu cơ tim cấp - Ảnh minh họa

Những ai có nguy cơ hình thành cục máu đông?

Cục máu đông tại lòng mạch thường bắt nguồn từ các mảng xơ vữa. Khi thành mạch có các mảng xơ vữa bong ra, các yếu tố đông máu được kích hoạt và hình thành cục máu đông. Những người có nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong cơ thể là:

- Người xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, tiểu đường, … Người mắc các bệnh lý này thường có nguy cơ cao xuất hiện các mảng xơ vữa trong lòng mạch, do đó dễ hình thành huyết khối.

- Người thường xuyên hút thuốc lá: hút thuốc lá làm tăng nhanh quá trình xơ cứng và thu hẹp mạch máu, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

- Người cao tuổi: đây là đối tượng dễ mắc các bệnh lý về tim mạch, nguy cơ cục máu đông cũng tăng cao.

- Người hạn chế vận động: người bệnh bị liệt không có khả năng vận động hoặc người lười vận động cũng có nguy cơ cao hình thành cục máu đông

- Người từng mắc COVID-19: nhiều nghiên cứu cho thấy, quá trình mắc COVID vừa gây nhiều tổn thương trong hệ thống mạch máu, vừa ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu khiến chúng kết tụ nhanh hơn, do đó việc hình thành cục máu đông xảy ra mạnh mẽ hơn, ngay cả khi người bệnh đã khỏi COVID-19.

Điều trị và phòng ngừa

Trong điều trị các bệnh lý do cục máu đông, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc ngăn kết tập tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu để làm tan cục máu đông, phác đồ điều trị cũng tùy thuộc vào vị trí và mức độ nguy hiểm của huyết khối.

Tuy nhiên việc phòng ngừa cục máu đông luôn được các chuyên gia khuyến cáo bởi nó dễ dàng và tốt hơn việc điều trị. Người bệnh cần:

- Kiểm soát cân nặng, huyết áp; tuân thủ điều trị các bệnh mắc kèm như: tăng huyết áp, tiểu đường để giảm nguy cơ hình thành huyết khối

- Ăn uống lành mạnh: Xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh và chất xơ, uống nhiều nước. Hạn chế các món ăn nhiều mỡ động vật và các chất béo bão hòa; hạn chế các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia

- Tập thể dục đều đặn, thường xuyên

- Đảm bảo máu lưu thông tốt trong cơ thể bằng cách sử dụng các sản phẩm từ thảo dược có tác dụng hỗ trợ hoạt huyết, thông mạch.

Cục máu đông nguy hiểm như thế nào?-2

Với thành phần chiết xuất từ các thảo dược quý như: đương quy, hồng hoa, xuyên khung, ngưu tất, ích mẫu, thục địa, cao bạch quả, xích thược, Hoạt Huyết Thông Mạch TW3 được nhiều người tin dùng. Sản phẩm giúp hỗ trợ hoạt huyết thông mạch, hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu não, hỗ trợ giảm các triệu chứng: suy giảm trí nhớ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì, nhức mỏi chân tay do lưu thông máu kém. Đặc biệt còn hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và giảm triệu chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

Hoạt Huyết Thông Mạch TW3 dùng cho: người có nguy cơ hình thành cục máu đông, người lưu thông máu kém, thiểu năng tuần hoàn não, người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

Hoạt Huyết Thông Mạch TW3 được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP của Công ty CP Dược phẩm Trung Ương 3 với truyền thống hơn 60 năm kinh nghiệm sản xuất thuốc Đông dược.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm độc giả có thể liên hệ tổng đài miễn phí 18001286 hoặc truy cập website https://hoathuyetthongmachtw3.vn/ .

Fanpage: https://www.facebook.com/HoatHuyetThongMachTrungUong3

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.