Trang Chủ > Sức khỏe > Chuyên gia nhãn khoa Hitec lý giải nguyên nhân trẻ bị đau mắt đỏ tái phát liên tục

Chuyên gia nhãn khoa Hitec lý giải nguyên nhân trẻ bị đau mắt đỏ tái phát liên tục

Sức Khỏe và Đời Sống
02/09/2022 08:05:05
Chuyên gia nhãn khoa Hitec lý giải nguyên nhân trẻ bị đau mắt đỏ tái phát liên tục-1

Hình ảnh quặm mi dưới

"Em rất giữ gìn vệ sinh cho con, nhưng cháu luôn bị đỏ mắt…"

Chị H. đưa bé T.N.A.C, 3 tuổi ở Quận cầu Giấy, Hà Nội đến khám tại Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec cơ sở 3 (480 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ) kể:

Em rất chú ý vệ sinh giữ gìn mắt cho con mà sao bé cứ luôn day dụi, bị ra dử mắt, rồi đau đỏ suốt. Tháng 6 vừa rồi em cho con đi khám mấy lần đều được bác sỹ nói "cháu chỉ bị đau mắt đỏ…

"Lần này được khoảng hơn 1 tháng, vừa hết thuốc, vài hôm nay cháu lại bị. Sáng ngủ dậy có cả dử xanh, vàng như mủ - mà chủ yếu chỉ ở bên mắt trái. Ngay cả lúc đỡ, con cũng thường xuyên đưa tay lên day dụi và chảy nước mắt, có hôm em cứ tưởng có bụi vào mắt nhưng không phải…"- Chị H. chia sẻ với bác sĩ.

Vừa gợi hỏi chuyện mẹ, BSCKII. Phạm Thị Bích Mận vừa khám cho con thấy mắt trái của con hơi bị kích thích, chảy nước mắt, cương tụ đỏ nhẹ, ở mi dưới hàng lông mi mỏng như tơ của con luôn có xu hướng quệt vào trong mắt, nhất là khi con nhìn xuống.

BS. Mận chỉ cho mẹ xem hình ảnh mắt của con trên màn hình và giải thích để mẹ hiểu - "đó chính là nguyên nhân làm con luôn phải day dụi mắt. Và sự day dụi đó cũng chính là tác nhân làm mắt con hay bị viêm đỏ, kích thích và ra dử/ghèn, lúc đầu là dử trắng sau mới thành dử xanh, vàng…".

Đây là vấn đề bẩm sinh thường gặp ở những đứa trẻ bụ bẫm hoặc do mắt có bọng mắt mi dưới lớn hoặc do cấu trúc bất thường của da mi dưới làm cho cho hàng lông mi bị chuyển hướng quay về phía bề mặt nhãn cầu và luôn có xu hướng quệt vào nhãn cầu.

Chuyên gia nhãn khoa Hitec lý giải nguyên nhân trẻ bị đau mắt đỏ tái phát liên tục-2

BSCK II Phạm Thị Bích Mận khám mắt cho bệnh nhân

"Nếu phát hiện sớm chỉ cần kiên trì massage nhẹ nhàng, nếu có thể thì kết hợp với điều chỉnh thói quen sinh hoạt của con, nên để con cầm đồ vật ở tư thế nhìn thẳng, hạn chế động tác nhìn xuống dưới. Và khi trẻ lớn hơn 1 chút, vấn đề có thể được cải thiện mà không phải can thiệp phẫu thuật như quặm ở người lớn. Tuy nhiên, nếu đi khám thấy quá trình viêm nhiễm kéo dài có nguy cơ hoặc đã gây ảnh hưởng thị lực do viêm giác mạc thì bác sỹ sẽ chỉ định phẫu thuật quặm!"- BSCK II Phạm Thị Bích Mận trò chuyện với mẹ bé C.

3 dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý để đưa trẻ đi khám mắt sớm

Theo các chuyên gia nhãn khoa: Mắt chúng ta có hai hàng lông mi - mi trên và mi dưới, luôn có xu hướng vểnh ra ngoài có tác dụng như một lớp rèm tự nhiên giúp hạn chế bụi bặm và dị vật vào mắt.

Quặm mi là hiện tượng lông mi bị sai hướng, không vểnh ra ngoài mà lại hướng về phía mắt nên nếu lông mi dài, cứng chạm vào nhãn cầu có thể gây kích thích làm trầy xước các màng trước nhãn cầu dẫn đến đau, đỏ, chảy nước mắt và lâu dần sẽ gây tổn thương giác mạc làm ảnh hưởng đến thị lực…

Quặm mi ở người lớn thường do hậu quả của một số vấn đề bệnh lý ở mắt, dẫn đến biến dạng sụn mi, thay đổi cấu trúc bờ tự do của cả mi trên và mi dưới làm cho một số lông mi hoặc cả hàng lông mi bị sai hướng nên thường phải giải quyết bằng những thủ thuật can thiệp như bứng, nhổ, hoặc phẫu thuật can thiệp sụn để tránh những biến chứng nặng nề do lông mi dài, cứng quệt vào làm tổn thương giác mạc.

Chuyên gia nhãn khoa Hitec lý giải nguyên nhân trẻ bị đau mắt đỏ tái phát liên tục-3

Phòng khám mắt kỹ thuật cao 480 Thuỵ Khuê, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Hà Nội - cơ sở 3 của hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec.

Đối với trẻ nhỏ, quặm mi do bẩm sinh và thường chỉ ở mi dưới và có thể chỉ là tạm thời, quặm có thể thay đổi và hết khi trẻ lớn lên. Lông mi của trẻ nhỏ cũng còn mềm mại nên ít gây tổn thương trầy xước giác mạc mà chỉ làm cho trẻ luôn phải day dụi mắt, dẫn đến chảy nước mắt và đau đỏ.

Quặm trẻ em đôi khi chỉ là tật nếp da thừa bẩm sinh ở da mi làm cho lông mi có xu hướng thẳng đứng mà không vểnh ra ngoài vì vậy khi trẻ nhìn xuống sẽ bị các lông mi quyệt vào nhãn cầu gây ra các triệu chứng giống như quặm.

"Trường hợp này có thể massage nhẹ nhàng vùng da mi và tình trạng có thể cải thiện sau khi trẻ được 3-4 tuổi mà không cần can thiệp thủ thuật hay phẫu thuật. Tuy nhiên vì trẻ nhỏ nên cha mẹ cần để ý và phát hiện ra các dấu hiệu nghi ngờ để cho con đi khám và được hướng dẫn khắc phục sớm"- BSCK II Phạm Thị Bích Mận nói.

Các dấu hiệu đó là:

- Trẻ hay hay day dụi mắt, đặc biệt khi trẻ nhìn xuống

- Chảy nước mắt, đau đỏ, liên tục có dử/ghèn … đau mắt đỏ tái phát

- Các dấu hiệu trên thường chỉ ở 1 mắt hoặc đôi khi ở cả 2 mắt

Nhân dịp năm học mới 2022 – 2023, Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec triển khai C ? ươ ?? ?? ì ?? ?? ă ? ? ó ? ? ? ? ? đườ ?? : miễn phí khám Mắt tổng quát vào các buổi chiểu thứ 4 và thứ 5 hàng tuần từ 13h30 đến 17h00. Chương trình áp dụng đến 30/9/2022 cho khách hàng đặt lịch qua holine ????.???.???.

Khách hàng đến khám sẽ được thực hiện các bước khám theo quy trình kiểm tra nghiêm ngặt với các thiết bị, máy móc hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Ngoài ra, đến với các chương trình LiveStream vào 15h00 thứ 6 hàng tuần tại địa chỉ https://www.facebook.com/hethongbenhvienmathitec, quý khách hàng sẽ có thêm những thông tin bổ ích giúp chăm sóc mắt sáng khỏe và được giải đáp tất cả các thắc mắc về các bệnh mắt thường gặp bởi các chuyên gia nhãn khoa của Hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC

----------------------------------

????? - ??̣̂? ??̂? ??? đ?̂? ??̆́? ??́??

- Website: https://benhvienmat.vn

- Hotline: 0984 122 153

Hệ Thống bệnh viện mắt HITEC - HITEC Hospital gồm 3 cơ sở:

- Cơ sở 1: Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội: 51-53-55 Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Cơ sở 2: Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Cơ sở 3: Phòng khám mắt kỹ thuật cao: 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội