Những vật dụng này quen thuộc với hầu hết chúng ta nhưng ít ai biết rằng chúng rất bẩn và có thể gây hại cho sức khỏe.
9 đồ uống tự làm có tác dụng chống viêm, tăng sức cho hệ miễn dịch kháng lại vi khuẩn, virus / 4 món ăn để qua đêm dễ biến chất, sinh vi khuẩn hại gan thân, dù cất tủ lạnh cũng phải vứt bỏ
Miếng bọt biển cũ
Miếng bọt biển vẫn được dùng để rửa bát nên nhiều người nghĩ rằng chúng luôn sạch. Tuy nhiên, thực tế thì chúng ta cần thường xuyên thay mới chúng.
Theo nghiên cứu, miếng bọt biển sử dụng để rửa bát, làm sạch bên trong lò vi sóng dễ chứa Moraxella osloensis. Loại vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng ở những người có hệ thống miễn dịch yếu.
Vòi nước, tay nắm cửa tủ lạnh
Vòi nước và tay nắm cửa tủ lạnh là những thứ nên được vệ sinh thường xuyên. Khi tay bạn cầm thức ăn rồi lại cầm vào tay nắm cửa tủ lạnh hay vòi nước, vi khuẩn sẽ theo đó mà lây nhiễm khắp nơi.
Mặt bếp
Thường thì mọi người chỉ dùng giẻ lau có xà phòng và làm sạch bề mặt thức ăn vương vãi ra bếp là xong. Tuy nhiên chỉ làm sạch thôi thì chưa đủ, các chuyên gia khuyên bạn nên khử trùng mặt bếp.
Bạn nên dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa và nước để làm sạch, loại bỏ vi trùng, bụi bẩn, tạp chất khỏi mặt bếp. Hoặc bạn khử trùng giúp giảm số lượng vi trùng trên bề mặt bằng cách sử dụng dung dịch tẩy pha loãng dễ làm tại nhà.
Ảnh minh họa.
Khăn lau bếp
Nếu không thay khăn lau bếp thường xuyên, bạn có thể tiếp xúc với vi khuẩn trong đó và dễ mắc bệnh. Theo nghiên cứu, khăn lau bếp có liên quan đến việc lây nhiễm chéo trong nhà bếp.
49% khăn lau bếp được thu thập trong nghiên cứu có sự phát triển của vi khuẩn. Ở gia đình có trẻ nhỏ, đông người sống cùng nhau, con số này tăng lên. Các loại vi khuẩn được tìm thấy trên khăn lau bếp là loại vi khuẩn gây bệnh từ thực phẩm như E.Coli.
Vì vậy, bên cạnh việc thường xuyên thay khăn lau bếp, bạn cũng nên tránh lau khô tay hoặc bát đĩa mới rửa bằng chính chiếc khăn đã dùng để lau đồ bị đổ trên bàn.
Máy lọc nước trên tủ lạnh
Sau khi lấy mẫu nước từ máy lọc nước ở 6 ngôi nhà khác nhau, nhóm phóng viên điều tra của NOW đã tìm thấy 54 – 4000 khuẩn lạc trú ngụ tại vật dụng này ở mỗi nhà. Điều đáng nói là dù gia đình có thay bộ lọc nước hay không cũng không liên quan đến sự phát triển của vi khuẩn.
Một nguyên nhân dẫn đến sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn là số lần các gia đình chạm vào vòi máy lọc nước trên tủ lạnh để lấy nước lạnh, đá viên. Thậm chí, miệng chai nước cũng có thể là nguyên nhân khiến khu vực này chứa đầy vi khuẩn.
Để làm sạch đúng cách, bạn chỉ cần lấy một bình xịt có chứa cồn tẩy rửa, xịt vào vòi và để khô là xong.
Miếng gioăng máy xay sinh tố
Theo nghiên cứu, 43% miếng gioăng của máy xay sinh tố có dấu vết của nấm men hoặc nấm mốc. Muốn vệ sinh khu vực này bạn cần tháo rời khỏi máy rửa sạch lần lượt từng bộ phận. Thỉnh thoảng nên ngâm chúng với giấm để loại bỏ mùi hôi còn sót lại.
Miếng ngăn rác trong bồn rửa
Theo TS Charles Gerba (một nhà vi sinh vật học và là giáo sư tại Đại học Arizona) xử lý rác trong bồn rửa không đúng cách sẽ là cái nôi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Miếng ngăn rác là nơi tuyệt vời để vi khuẩn E.coli sinh sống và phát triển vì nó ẩm ướt. Vi khuẩn ăn thức ăn mà bạn dội xuống cống và những gì còn sót lại trên bát đĩa đang ngâm.
Tốt nhất là bạn nên đổ rác thừa liên tục, tháo các miếng đệm cao su ở khu vực chắn rác và làm sạch, khử trùng. Đừng quen đổ dung dịch khử trùng xuống bồn rửa để diệt khuẩn.
Theo Thể thao & Văn hóa
Copy link
Link bài gốc
Lấy link
https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/7-thu-trong-bep-la-o-chua-vi-khuan-neu-khong-ve-sinh-tot-thi-hai-ca-gia-dinh.html
Có thể bạn quan tâm
Từ khóa:
nhà bếp
đồ vật
vệ sinh
ổ chứa vi khuẩn
Loading...