(lamchame.vn) - Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan.
Khi nhắc đến bệnh xơ gan, chúng ta đều nghĩ đến bia rượu, thức khuya, mất cân bằng dinh dưỡng trong ăn uống, lạm dụng thuốc… mà quên mất một “thủ phạm” đáng sợ trong nhà bếp. Đó là chất độc được sinh ra từ nấm mốc có tên Aflatoxin.
WHO đã xếp Aflatoxin vào một trong những chất độc gây ung thư hàng đầu, chỉ với lượng nhỏ 1mg đã có thể gây ung thư, với 20mg sẽ gây tử vong. Dù ăn phải lượng nhỏ cũng có thể dẫn đến xơ gan. Tuy nhiên, ngoài thực phẩm bị nấm mốc thì chất độc nguy hiểm này còn tồn tại ở 3 vật dụng nhà bếp ít người để ý sau đây:
1. Thớt
Thớt là vật dụng không thể thiếu trong mọi căn bếp. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây xơ gan mà không phải ai cũng biết, nhất là đối với thớt gỗ.
Ảnh minh họa
Bởi vì trong quá trình sơ chế thực phẩm, cắt gọt trái cây, nấu nướng chúng ta đều cần phải dùng đến thớt nhiều lần. Nếu rửa không kỹ, bảo quản không đúng cách sẽ dễ dẫn đến hình thành nấm mốc chứa aflatoxin sau đó theo thực phẩm đi vào trong cơ thể.
Đặc biệt là với những chiếc thớt lâu ngày không thay mới, có nhiều vết dao làm nước đọng lại, vi khuẩn và nấm mốc độc hại phát triển dễ hơn nhưng lại khó làm sạch hơn.
Vì vậy, bạn nên vệ sinh thớt thật kỹ, chọn loại thớt chất lượng cao và thường xuyên thay mới 6 tháng - 1 năm 1 lần. Nên rửa thớt với nước ấm, để ở nơi khô ráo, khử trùng định kỳ bằng thuốc diệt nấm và luôn rửa lại trước mỗi lần sử dụng.
2. Đũa
Cũng giống như thớt, đũa dùng lâu ngày, nhất là đũa tre và đũa gỗ sẽ trở nên thô ráp, dễ bám nước và cặn thức ăn. Như vậy, đũa sẽ rất dễ ở trạng thái ẩm ướt, nấm mốc và xuất hiện độc tố aflatoxin.
Trong khi đó, theo tài liệu nghiên cứu của Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ, nấm mốc Aflatoxin hoạt động rất bền bỉ với nhiệt. Hoá chất này dạng tinh thể trắng, không bị phân huỷ khi đun nấu thông thường nên rất khó xử lý. Nên dù bạn có dùng đũa này để ăn thức ăn nóng, nấu ăn hay rửa với nước nóng thì cũng không thể xử lý chất độc hoàn toàn.
Tốt nhất là nên thay đũa định kỳ 3 - 6 tháng một lần. Khi rửa đũa, hãy dùng miếng rửa bát chuyên dụng rửa kỹ từng chiếc một thay vì đặt đũa vào lòng bàn tay, lăn qua lăn lại. Bởi vì như vậy chưa đủ để làm sạch, nhất là khi bạn rửa nhiều chiếc đũa cùng lúc.
Mỗi tuần ít nhất 1 lần, hãy cho đũa vào nước sôi ngâm khoảng 1 - 2 phút, vớt ra để ráo sau đó làm khô bằng nhiệt độ cao. Nếu bạn không có máy sấy hay máy rửa chén bát có chế độ sấy chuyên dụng, có thể dùng máy sấy tóc hoặc đơn giản là thổi khô bằng quạt, dùng khăn cotton sạch để thấm nhẹ nhàng.
3. Tủ lạnh
Có thể nói tủ lạnh là một trong những vật dụng nhà bếp có tần suất được vệ sinh nhất. Trong khi đây lại là đồ vật có tác dụng bảo quản thức ăn, tiếp xúc với cả đồ tươi, đồ sống, đồ ăn thừa nên nguy cơ chứa vi khuẩn, nấm mốc là rất lớn.
Một nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, xác suất phát hiện nấm mốc trong khoang và phần đệm của tủ lạnh là 83%. Mỗi lần mở cửa tủ lạnh, nấm mốc lại càng lan rộng và bành trướng nhiều hơn.
Mặc dù các bào tử nấm mốc không thể sản sinh dưới âm 10 độ trong tủ lạnh, nhưng chúng vẫn có thể tồn tại ở nhiệt độ âm 50 độ. Sau khi gặp môi trường thích hợp với nhiệt độ cao hơn chúng có thể khôi phục sức sống như thường và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Ảnh minh họa
Ngoài vi khuẩn salmonella, escherichia coli, listeria… tủ lạnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ chứa độ tố aflatoxin gây xơ gan, ung thư gan. Vì vậy, hãy hình thành thói quen dọn dẹp tủ lạnh thường xuyên, ít nhất 1 tuần 1 lần và bỏ đi tất cả các thực phẩm bị nấm, mốc thay vì tiếc rẻ rồi rước bệnh vào người.
Các dấu hiệu của bệnh xơ gan cần chú ý:
Giai đoạn sớm của bệnh xơ gan thường rất khó nhận biết, nhưng theo thời gian khi gan bị tổn thương nặng hơn, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như:
- Mệt mỏi, choáng váng.
- Ăn không ngon, sụt cân nhanh.
- Buồn nôn.
- Có thể dễ bị chảy máu hoặc bầm tím, và sưng ở chân bụng.
- Vàng da, vàng mắt.
- Ngứa mắt, ngứa ngáy ngoài da hoặc nổi mạch như mạng nhện (sao mạch).
- Một số bệnh nhân có thể bị trắng các móng tay, hay sốt, nước tiểu màu nâu, yếu cơ…
Để phòng ngừa xơ gan, ngoài tránh xa thực phẩm hay vật dụng bị nấm mốc, bia rượu… thì nên ăn uống lành mạnh, ngủ đủ và đúng giấc. Đồng thời tập thể dục đều đặn và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện cũng như chữa trị kịp thời.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Cancer123, Health People