1. Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc gọi là cặp thác Đức Thiên – Bản Ước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thác thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách thành phố Cao Bằng gần 90 km và Hà Nội gần 400 km.
Nơi đây được coi ví một kiệt tác của thiên nhiên đã ban tặng cho Cao Bằng. Với độ cao lên tới 60m, chỗ dốc dài nhất 30m. Ngắm thác Bản Giốc ta những tưởng một linh hồn nhỏ bé giữa chốn thiên nhiên hùng vĩ.
Bản Giốc được mệnh danh là một thác nước hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam.
Đây là một điểm di sản nằm trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Non nước Cao Bằng, thác Bản Giốc là điểm đến vô cùng hấp dẫn. Giữa bốn bề núi rừng thác Bản Giốc xuất hiện như một bức tranh tuyệt hảo.
2. Động Ngườm Ngao
Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m, tọa lạc trong lòng một quả núi ở bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh cách thành phố Cao Bằng khoảng 50km cách thác Bản Giốc khoảng 3km.
Động Ngườm Ngao - "Kiệt tác thiên nhiên" ở Cao Bằng.
Dù đã xuất hiện từ hơn 400 triệu năm trước, Ngườm Ngao chỉ mới được đưa vào khai thác du lịch vào năm 1996. Trong tiếng Tày, cái tên Ngườm Ngao có nghĩa là “hang cọp”. Nằm ẩn mình trong vùng núi của huyện Trùng Khánh, đây là một hang động đá vôi có chiếu dài hơn 2100m.
Ngườm Ngao có 3 cửa chính là Ngườm Lồm, Ngườm Ngao và Bản Thuôn. Bước vào trong động Ngườm Ngao, bạn sẽ choáng ngợp trước khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ của địa điểm du lịch Cao Bằng này. Các khối nhũ đá với hình dáng độc đáo và màu sắc bắt mắt “mọc” lên khắp mọi ngóc ngách.
3. Suối Lê Nin
Suối Lê Nin – con suối đẹp “mĩ miều” ở Pác Bó. Đây là khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia đặc biệt của nước ta, nằm ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thành phố khoảng 50km về phía Bắc.
Di Tích Pác Bó – Suối Lê Nin.
Mặc dù đã là điểm đến nổi tiếng với du khách từ lâu nhưng đặc biệt trong các ngày hè nắng nóng, suối Lê Nin, Cao Bằng vẫn luôn là một điểm đến tuyệt vời để giới trẻ check-in, nơi này sẽ giúp bạn thoải mái thư giãn với cảnh sắc xanh mát và nên thơ.
4. Hồ Thang Hen
Đến với Cao Bằng, du khách đừng quên đến thăm hồ Thang Hen, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, cách trung tâm thành phố Cao Bằng 30km về hướng Bắc. Trong tiếng Tày, “thang hen” có nghĩa là “đuôi ong”. Hồ Thang Hen được đặt tên như vậy là bởi nhìn từ trên cao xuống, hồ có hình dáng như phần đuôi của con ong, với chiều rộng khoảng 300m, chiều dài hơn 1.000m.
Vẻ đẹp quyến rũ của hồ Thang Hen.
Được thiên nhiên ưu đãi, Thang Hen đẹp như một bức tranh thủy mặc. Mỗi mùa trong năm, hồ Thang Hen mang một vẻ đẹp khác nhau, nhưng đẹp nhất vẫn là mùa xuân. Đến với hồ Thang Hen, du khách có dịp đi thuyền trên mặt hồ xanh biếc, ngắm nhìn phong cảnh tươi đẹp hai bên với rừng núi bao bọc, khám phá hang Thang Hen có đỉnh thông thẳng lên đỉnh núi và vòm hang soi bóng xuống mặt nước tạo thành hình trái tim.
5. Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc
Đây là một trong những ngôi chùa đầu tiên có mặt tại vùng Đông Bắc nước ta. Tựa lưng vào núi Phia Nhằm, chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được xây dựng trên khuôn viên rộng 3ha. Từ chùa, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh thác Bản Giốc và thung lũng bên dưới.
Thiền viện Trúc lâm Bản Giốc không chỉ là ngôi chùa thanh tịnh mà còn tuyệt đẹp giữa cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ.
Chùa được chia thành nhiều khu vực như cổng Tam quan, tòa Tam Bảo, vườn tượng, đền thờ… Toàn bộ ngôi chùa được thiết kế theo phong cách kiến trúc truyền thống của Việt Nam với các chất liệu quen thuộc như gỗ lim, gạch ngói…
Thời điểm tuyệt nhất để đến chùa là lúc sáng sớm và chiều tối khi nơi này bước vào khoảnh khắc bình minh hoặc hoàng hôn. Vì vậy, nơi này không chỉ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mà còn là tọa độ vãn cảnh Cao Bằng không thể lý tưởng hơn.
6. Làng đá cổ Cao Bằng
Nằm trong khu du lịch thác Bản Giốc, làng Khuổi Kỵ là ngôi làng có tuổi đời hơn 400 năm, cách trung tâm Cao Bằng 100km. Với vị trí tựa vào núi đá vôi và diện tích khoảng 1ha, đây là sinh sống của hơn 14 hộ dân thuộc dân tộc Tày.
Toàn bộ 14 nhà sàn ở đây đều được làm bằng đá. Ảnh: Tạp chí Kiến trúc và đời sống
Điểm đặc biệt của địa điểm du lịch Cao Bằng cổ kính này là những căn nhà bằng đá được xây dựng từ những năm 1594. Kiến trúc chung của những ngôi nhà này đều là theo lối truyền thống - nhà ba gian lợp ngói với nền móng làm bằng đá.
Hiện nay, làng đá cổ Khuổi Kỵ Cao Bằng có tổng cộng 14 căn nhà sàn bằng đá, tất cả đều được bảo tồn và phục dựng lại, để giữ trọn vẻ đẹp nghệ thuật mà cổ nhân đã dày công xây dựng. Năm 2010, ngôi làng được phục dựng xong và Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã chính thức công nhận nơi đây là Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người.
Kết nối kiều bào Hàn Quốc hợp tác đầu tư, du lịch tại TP.HCM
Hơn 600.000 lượt khách quốc tế đến Việt trong 6 tháng đầu năm 2022