Trang Chủ > Ẩm thực > 3 cách làm vịt nấu măng thơm ngon ngọt mát, ăn cùng với bún tươi thì ‘ngon hết nấc’

3 cách làm vịt nấu măng thơm ngon ngọt mát, ăn cùng với bún tươi thì ‘ngon hết nấc’

Em Đẹp
26/07/2022 01:17:19

- Là một món ăn dân dã, vịt nấu măng trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Hôm nay Emdep.vn sẽ mách bạn 3 cách làm vịt nấu măng cực đơn giản mà ngon khó cưỡng.

Vịt nấu măng khô

Nguyên liệu cho món vịt hầm măng khô, gồm có:

Vịt sống khoảng 1 đến 1,5 kg; măng khô 500g, 1 củ hành tây, 2 củ gừng, 3 củ hành khô, 2 quả ớt tươi, ½ củ tỏi khô, rau mùi, rau răm 1 bó nhỏ, hành lá 5 cây, bún tươi, rượu trắng 200ml; các gia vị thông thường (đường, hạt nêm, muối, nước mắm…)

3 cách làm vịt nấu măng thơm ngon ngọt mát, ăn cùng với bún tươi thì ‘ngon hết nấc’-1

Vịt nấu măng khô

Hướng dẫn cách nấu vịt hầm măng khô:

Sơ chế nguyên liệu: Vịt làm sạch lông và rửa sạch bằng nước lã, sau đó lấy muối xát đều lên con vịt cả bên trong và bên ngoài. Lấy hỗn hợp 1 củ gừng hòa với ½ chén rượu trắng lên vịt xát cho thật kỹ, sau đó rửa lại bằng nước lọc, điều này sẽ giúp cho vịt không còn mùi hôi nữa.

Lưu ý, bạn cần nhớ cắt phần tĩ chỗ phao câu và nhặt hết chân lông đen đi, bời vì đây chính là nguyên nhân gây ra mùi hôi của vịt đấy. Sau đó, bạn đem vịt đi chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Nếu vịt hơi béo, nhiều mỡ thì bạn đem áp chảo để vịt bớt mỡ, làm vậy để món vịt hầm măng khô không bị ngấy.

Măng khô thì rửa sạch ngâm qua đêm để măng nở, khi ngâm thì cần chú ý thay nước vài lần để vị đắng của măng còn lại trong măng không còn nữa. Ngâm xong rồi thì luộc măng trong nồi nước sôi thời gian khoảng 2-3 phút để khử độc, măng sẽ sáng màu hơn, mềm hơn. Sau đó, rửa sạch với nước lạnh, để ráo và xé măng thành từng miếng vừa ăn.

Hành khô, gừng, hành tây đem nướng qua cho dậy mùi thơm thì bóc sạch vỏ, trong đó, chỉ có hành khô là được đập dập còn 1 củ hành khô còn lại thì băm nhỏ. Tỏi bóc vỏ, 1 nhánh gừng để riêng ra để sau làm nước chấm vịt.

Nguyên liệu khác thì rửa sạch, thái nhỏ ra trong đó lấy 1 trái bỏ hạt, thái nhỏ, 1 trái băm nhỏ làm nước chấm và ớt tươi.

Xào măng: Bắc chảo lên bếp cho 2 muỗng dầu ăn vào, đợi dầu nóng thì phi thơm hành băm lên và đổ măng vào xào. Sau đó, nêm gia vị muối, đường, hạt nêm, nước mắm đảo đều cho măng thấm. Tiếp tục xào cho đến khi măng chín tới thì tắt bếp.

Còn phần thịt vịt sau khi luộc qua để khử mùi hôi thì bạn chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó đổ vịt vào nồi cùng với nước, măng xào qua hầm khoảng 45 phút thì cả măng và thịt vịt đều mềm ngon. Múc vịt hầm măng khô ra bắt, cho chút tiêu, hành lá, rau mùi rắc lên cho món ăn thêm hấp dẫn.

Vịt nấu măng tươi

Nguyên liệu:

01 con vịt cỏ khoảng 1,5 - 1,7kg. Nên chọn loại vịt cỏ có cân nặng vừa phải, không quá béo, cầm lên chắc thịt.

500g măng. Có thể chọn măng củ hoặc măng búp, tuỳ sở thích của từng người. Măng củ ăn giòn, dày hơn. Măng búp sẽ mềm, mỏng hơn.

1 quả chanh, muối trắng, 1 chén uống trà rượu

Cọng hành lá dài khoảng 20cm, lá mùi tàu

Gia vị: dầu ăn, bột nêm, hành tím, tiêu, gừng, tỏi.

Rau ăn kèm: rau húng, diếp cá (tuỳ theo sở thích)

500g bún sợi

3 cách làm vịt nấu măng thơm ngon ngọt mát, ăn cùng với bún tươi thì ‘ngon hết nấc’-2

Vịt nấu măng tươi

Cách làm món vịt nấu măng:

Bước 1 : Làm sạch vịt và tẩm ướp

- Vịt thường có mùi khá nặng so với gà và các thực phẩm khác nên lúc chế biến chúng ta phải hết sức lưu ý.

- Đầu tiên, rửa sạch vịt dưới vòi nước lạnh, nhổ bỏ các cọng lông còn sót lại trên thân vịt. Sau đó xát muối trắng lên toàn bộ thân vịt, chỗ giáp đùi, cách thường bị bỏ sót. Tiếp tục xát chanh, rửa sạch lại. Cuối cùng rửa lại toàn thân vịt bằng rượu, xả lại sạch và để ráo nước.

- Dùng khăn sạch thấm khô nước trên thân vịt. Để vịt thật ráo nước.

- Lớp da dưới thân vịt thường rất béo nên nếu chúng ta nấu ngay không qua áp chảo thì thành phẩm thường sẽ quá béo, thịt không được săn và thơm. Chính vì vậy trước khi tẩm ướp, cho vịt vào chảo rộng lòng, áp chảo (đảo sơ) để vịt ra bớt dầu, thịt da săn lại.

- Tách vịt ra, cho vào nồi. Hành tím và tỏi bỏ vỏ, đập dập, ướp cùng thịt vịt đã áp chảo cùng 1 thìa bột canh khoảng 20 – 30 phút cho ngấm gia vị.

- Tiếp theo chặt nhỏ vịt thành miếng vừa ăn. Có thể loại bỏ bớt phần đầu, cổ, chân dưới của vịt vì những phần đó thường không ngon.

Bước 2: Sơ chế chuẩn bị măng và rau, bún

- Nếu là loại măng đóng sẵn túi trong các siêu thị hay cửa hàng thực phẩm sạch thì chỉ cần rửa sạch dưới vòi nước, để ráo, thái miếng dày vừa ăn.

- Nếu là các loại măng củ hoặc mua ở chợ, về phải luộc 1,2 nước đổ đi, xong rửa lại dưới vòi nước và để ráo.

- Măng thái miếng dày vừa ăn.

- Cho chảo và một ít dầu ăn lên bếp đun sôi nóng, thả một ít hành tím băm nhỏ vào xào thơm thì cho măng vào đảo nhanh tay khoảng 5 -7 phút cùng một chút bột canh cho ngấm gia vị. Sau đó xúc ra cho măng vào một bát tô để riêng.

- Rau ăn kèm rửa sạch, để ráo nước. Các món liên quan đến vịt ăn kèm lá diếp cá rất ngon. Hành lá và mùi tàu rửa sạch để riêng. Mùi tàu cắt khúc khoảng 1,5 cm. Bày bún ra đĩa, nếu cẩn thận chần bún qua nước sôi.

Bước 3: Nấu vịt

- Cho nồi vịt đã tẩm ướp lên đảo đều tay khoảng 15 – 20 phút cho vịt chín, có thể thêm một vài lát gừng (tuỳ thích). Đổ 4 – 5 bát con nước lọc (lượng nước tuỳ vào nhu cầu ăn của gia đình). Đun sôi.

- Thả măng đã xào vào nồi, đun sôi lại, nhỏ lửa, hầm trong thời gian khoảng 20 đến 30 phút, nêm nếm gia vị vừa miệng thì cho cọng hành lá vào, tiếp đó cho mùi tàu vào trộn đều, tắt bếp. Nêm thêm hạt tiêu cho thơm.

Bước 4: Thưởng thức

Thành phẩm với nước dùng béo ngậy, thơm của vịt, măng và các loại gia vị kết hợp lại với nhau. Miếng thịt vịt săn, chắc, mềm ngon, đậm đà. Miếng măng tan chảy trong miệng. Vịt nấu măng rất ngon khi thưởng thức kèm bún sợi, ít rau gia vị như rau ngổ, rau húng, diếp cá...

Vịt nấu măng chua

Nguyên liệu

Vịt: ½ con (khoảng 1kg)

Măng chua: 300 gram

Chanh tươi: 1 quả

Gừng: 1 củ

Hành tím: 3 củ

Tỏi: 1 củ

Rượu trắng: 500 ml

Dầu ăn: 100 ml

Nước mắm: 2 muỗng canh

Muối: 2 muỗng cà phê

Đường: 1 muỗng cà phê

Tiêu xay: 1 muỗng cà phê

Hạt nêm: 1 muỗng cà phê

Hành lá: 3 nhánh

Rau mùi: 1 ít

3 cách làm vịt nấu măng thơm ngon ngọt mát, ăn cùng với bún tươi thì ‘ngon hết nấc’-3

Vịt nấu măng chua

Các bước chế biến:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Nhổ thật kỹ hết lông vịt và lông măng vịt. Rửa sạch phần máu trong bụng con vịt.

Rửa sạch vịt với 500 ml rượu trắng trộn với 1 củ gừng, chà sát lên thân và lòng vịt để khử mùi hôi.

Cắt 1 lát chanh chà tiếp và lặp lại bước chà gừng với rượu trắng lần nữa cho khử hết mùi.

Rửa sạch vịt lại với nước lạnh.

Chặt thịt vịt thành những miếng nhỏ vừa ăn.

Cho vào thịt vịt 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê tỏi băm và 1 muỗng cà phê hành băm. Trộn đều tay hỗn hợp cho hòa quyện.

Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín tô thịt vịt, cho vào ngăn mát tủ lạnh, ướp thịt vịt trong khoảng 30 – 45 phút cho thịt thấm đều gia vị.

Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.

Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, lấy gốc xắt khúc.

Măng chua rửa sạch với nước, chần sơ qua nước sôi khoảng 5 phút cho bớt chua, vớt ra để ráo.

Bước 2: Xào thịt vịt và nấu nước dùng

Làm nóng dầu ăn trên chảo, phi thơm tỏi và hành tím băm nhuyễn, cho thịt vịt vào đảo đều ở lửa vừa trong khoảng 5 – 10 phút. Đến khi thịt vịt săn lại thì tắt bếp.

Cho toàn bộ thịt vịt xào vào nồi lớn cùng với 1,5 lít nước sôi, nấu với lửa vừa cho đến khi hỗn hợp sôi thì vặn lửa nhỏ liu riu.

Bước 3: Xào măng chua

Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho măng chua vào xào sơ trong khoảng 5 – 7 phút ở lửa vừa.

Đổ măng chua vào nồi nước dùng, cho thêm gốc hành lá,  hầm nước dùng trong khoảng 40 phút.

Nêm nếm gia vị: 2 muỗng canh nước mắm , 1 muỗng cà phê đường, 1 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, rắc thêm tiêu xay, hành lá và rau ngò mùi vào là hoàn thành.

Chúc bạn thành công!

Bồ Đào (Tổng hợp)

Ảnh: Sưu tầm