Chăm sóc
cây cảnh
xung quanh nhà không chỉ làm cuộc sống của chúng ta thêm phong phú mà cây cối cũng sẽ "trả ơn" chúng ta.
Cây cảnh
không chỉ làm cho ngôi nhà thêm sinh động mà chúng còn giúp thanh lọc không khí. Nó giúp tải tỏa tinh thần và giảm căng thẳng, tốt hơn rất nhiều so với việc đóng cửa nhà, cửa sổ và bật máy lọc không khí.
1. Cây cảnh dây nhện
Trong các loại cây cảnh có tác dụng thanh lọc khí thì loại cây cảnh dây nhện đang được nhiều người ưa chuộng nhất.
Cây cảnh dây nhện xưa có tên là lan hạc điếu vì vẻ bề ngoài giống như những con hạc giấy tung bay.
Chị Hoàng Ngân - một nhân viên văn phòng cho hay: "Để tạo cho không gian gia đình trở nên thoáng mát và giúp điều hòa không khí trong nhà thì tôi đã trồng loại cây cảnh dây nhện làm cảnh. Đối với tôi tiêu chí chọn cây cảnh đặt trong nhà phải phù hợp với không gian, không chiếm quá nhiều diện tích, cây phải dễ chăm sóc và có sức sống bền bỉ. Song với cuộc sống ở Hà Nội ngày càng phải đối diện với quá nhiều vấn đề về ôi nhiễm môi trường nên về đến nhà tôi muốn cải thiện tình trạng đó nên việc chọn cây cảnh dây nhện rất phù hợp với không gian nhà tôi."
Cây cảnh dây nhện là một cây hút khí độc cực tốt được trồng nhiều trong nhà, cây có thể trồng trong đất hoặc trồng trong nước, đặc biệt thường được trồng trong chậu treo khiến lá cây rũ xuống trông rất đẹp.
Nếu đúng ra nhìn chúng giống những con hạc giấy đang tung bay hơn là mạng nhện. Bởi xưa kia chúng có cái tên là lan hạc điếu, ngày nay có tên là điếu lan hay cây dây nhện, cây mang đến vẻ đẹp cho không gian thêm sống động hơn.
Người ta nghiên cứu và cho rằng chỉ cần 70 cây cảnh dây nhện có thể lọc sạch các loại khí độc hại có trong diện tích khoảng 160 mét vuông.
Có rất nhiều giống cho loại cây cảnh này, chúng thể hiện qua đặc điểm của cây chẳng hạn như cây có lá toàn màu xanh đậm, hay cây có màu trắng sọc ở chính giữa hoặc cây có sọc trắng ngoài mép lá…
Hầu hết những loại cây cảnh có sọc trắng luôn được nhiều người ưa thích nhất, bởi chúng rất bắt mắt và nổi bật hơn cho không gian.
Cây cảnh dây nhện còn được ví như một chiếc máy điều hòa lọc khí mini tự nhiên bởi cây có thể lọc sạch không khí, hấp thụ một lượng lớn các khí độc hại một cách hiệu quả nhất, chúng hoạt động không kém gì những chiếc máy lọc khí nhân tạo. Chính nhờ điều này nên loại cây này được trồng phổ biến và rộng rãi khắp nơi.
Cây cảnh dây nhện còn có đặc tính sinh trưởng mạnh mẽ, không cần phải chăm sóc nhiều, cây không kén đất như những loại cây cảnh khác nên việc trồng cây khá đơn giản.
Cách chăm sóc cây cảnh dây nhện cũng vô cùng đơn giản:
Về ánh sáng: Cây cảnh dây nhện ưa bóng, kỵ ánh sáng mạnh. Tuy nhiên đối với cây cảnh dây nhện trồng trong nhà trong thời gian dài dưới ánh sáng mạnh của mùa hè cũng vẫn có thể phát triển bình thường.
Về nhiệt độ: Cây cảnh này không chịu được lạnh giá cũng như nóng nực, nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 20 – 24°C. Vào mùa đông nên duy trì nhiệt độ trên 4°C.
Về nước tưới: Cây cảnh dây nhện ưa ẩm ướt, hệ thống rễ của cây trữ nước rất tốt, khả năng chịu hạn cao nhưng không được để tích nước, có thể thường xuyên phun nước lên lá để làm sạch.
Về đất trồng: Cây cảnh dây nhện thích hợp với loại đất cát thoát nước tốt và màu mỡ.
Về phân bón: Cây cảnh này rất ưa bón, nếu không đủ chất dinh dưỡng, lá cây sẽ bị vàng, khô và già. Vài mùa sinh trưởng tốt nhất nên bón 2 tuần một lần phân nước. Những giống có hoa nên bón một ít đạm. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường dưới 4°C cần ngừng bón và tưới nước.
2. Cây cảnh nha đam
Không chỉ có giá trị làm cảnh, cây cảnh nha đam còn có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ các khí độc có hại, giải phóng oxy, tạo ra bầu không khí trong lành hơn.
Nha đam cũng có khả năng hút bụi bẩn và tiêu diệt các loài vi khuẩn trong không khí. Cây cảnh nha đam còn được xem giống như một "cỗ máy" báo hiệu mức độ ô nhiễm không khí một cách hiệu quả.
Cây cảnh nha đam còn được xem giống như một "cỗ máy" báo hiệu mức độ ô nhiễm không khí một cách hiệu quả
Nếu như cây nha đam bạn đang trồng xuất hiện những vết đốm màu nâu trên thân cây, bạn nên xem xét lại không gian sống xung quanh để bảo đảm sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, nha đam còn có ý nghĩa phong thủy mang may mắn, tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, lô hội có màu xanh nhạt – đây là màu được đánh giá cao trong phòng thủy, tạo cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản, rất tốt cho trí não của chúng ta.
Nha đam còn có tác dụng làm đẹp, làm thuốc sát khuẩn, giúp kháng viêm, phòng ngừa lão hóa, giảm đau, rất tốt cho dạ dày và đường ruột. Bạn có thể trang trí chậu lô hội trên bàn làm việc, phòng tắm, nhà ăn đều phù hợp.
Ngoài ra, cây nha đam nở hoa cũng được rất nhiều người lựa chọn để bài trí trong nhà. Hoa nha đam có thể dài tới 1m, khi hoa nha đam còn non thì mọc thẳng, đến khi nở rộ thì hoa nha đam trông giống như những bông pháo rất đẹp mắt. Khi nhìn thấy cây cảnh nha đam nở hoa có nghĩa là gia đình có chuyện vui, có thể là đầu tư thành công, công việc phát triển, đạt được thành quả xứng đáng,…
Tuy nhiên đây là lại cây không ưa ánh sáng, do đó nha đam được coi là cây trồng trong nhà, nếu trồng ở ngoài sân vườn hay ở trước cổng có thể cây sẽ không được lớn và nhanh chết. Còn về mặt phong thủy thì không vấn đề gì. Vì thế nếu bạn muốn trồng cây nhà đam trước nhà thì nên chọn nơi thích hợp trong sân vườn, nơi đạt đủ điều kiện để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Chăm sóc cây cảnh nha đam cực kỳ đơn giản.
Chăm sóc cây cảnh nha đam:
Cây nha đam là cây cảnh có khả năng chịu hạn nhưng không chịu úng nên giá thể cần đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước. Tùy vào nhu cầu, mục đích, sở thích mà có thể chọn các loại chậu có kích cỡ, chất lượng chậu khác nhau. Tuy nhiên để cây nha đam sinh trưởng phát triển tốt nên chọn các dạng chậu, vật dụng như thùng xốp, chậu nhựa… có kích thước lớn, bề sâu trên 25 cm thì cây có không gian phát triển tốt.
Về tưới nước: Cây cảnh nha đam là cây chịu khô hạn nhưng để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất cần đảm bảo độ ẩm vừa phải. Ở mùa khô hạn nên thường xuyên tưới nước cho cây để giữ ẩm trong đất. Cứ 3 – 5 ngày tưới 1 lần để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất. Lưu ý không tưới quá nhiều nước, dư nước sẽ dẫn đến cây úng rễ gây chết cây.
Về bón phân cho cây nha đam: Tiến hành bón phân theo định kỳ cứ 15 ngày tưới nước phân pha loãng/lần. Nên sử dụng các loại phân vô cơ chuyên dùng cho hoa cây cảnh và bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất là tốt nhất. Có thể phun phân bón lá bổ sung dinh dưỡng cho cây theo định kỳ 7 – 10 ngày/lần. Hàng năm cần đảo chậu bón phân hữu cơ cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
Về phòng trừ sâu bệnh hại cho cây nha đam: Thông thường cây nha đam ít chết vì sâu bệnh. Phần lớn cây cảnh chết do thối nhũn vì dư nhiều nước tưới hoặc gặp trời mưa ngập úng lâu. Vì vậy cần lưu ý cắt bỏ lá hỏng để hạn chế nguồn bệnh lây lan gây hại cho cây.
3. Cây cảnh trầu bà xanh
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng " Mỗi 10m2 diện tích phòng bạn nên đặt 1 hoặc 2 loại cây cảnh sẽ giúp môi trường xung quanh được thanh lọc và trong lành hơn". Một trong những loại cây cảnh giúp thanh lọc không khí được các chuyên gia tin dùng nhất là cây trầu bà.
Cây cảnh trầu bà là một trong những cây cảnh được các chuyên gia tin dùng nhiều nhất để thanh lọc không khí.
Đây là loại cây cảnh được phong danh hiệu là nhà vô địch hút khí độc trong các cây nội thất. Nó có khả năng hút khí độc thải ra từ khói thuốc, bức xạ từ các thiết bị di động… Cây trầu bà mang vẻ đẹp tinh tế mà sang trọng nên được những người quản lý, nhà lãnh đạo rất yêu thích. Họ thường sử dụng chúng để trang trí văn phòng, nhà ở của mình nhằm góp phần thể hiện ý chí vươn lên đỉnh cao của mình. Từ đó giúp công ty ngày càng phát triển vững mạnh và vươn xa hơn.
Cây trầu bà còn có tên gọi khác là vạn niên thanh, hoàng tam điệp. Cây trầu bà dẫn đầu trong danh sách các loại cây có khả năng thanh lọc chất formaldehyd và benzen trong không khí.
Trồng cây trầu bà trong nhà, đồng nghĩa với việc bạn đã có một chiếc máy lọc không khí tự nhiên vô cùng tốt.
Formaldehyd được tìm thấy trong đồ nhựa, giấy nến, giấy sáp, giấy lau mặt, khăn giấy, ván ép, gỗ dán, vải tổng hợp. Tiếp xúc chất này trong thời gian ngắn có thể gây dị ứng, ngứa mũi, miệng và họng, một số trường hợp nặng có thể sưng thanh quản và phổi hoặc gây bệnh về da.
Còn benzen thường được sử dụng để làm nhựa tổng hợp, nhựa, dầu công nghiệp, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, sản phẩm làm sạch. Benzen còn được tìm thấy trong khói thuốc, keo dán, sơn và sáp thực vật. Người tiếp xúc với benzen trong thời gian ngắn có thể bị dị ứng mũi, buồn ngủ, chóng mặt, tim đập nhanh, đau đầu, lú lẫn và một số trường hợp có thể bị bất tỉnh.
Do vậy, trồng cây trầu bà trong nhà, đồng nghĩa với việc bạn đã có một chiếc máy lọc không khí tự nhiên vô cùng tốt. Cây trầu bà sống lâu và có tốc độ phát triển, sinh sôi nhanh chóng. Đặt cây cạnh các thiết bị điện tử, cây còn có tác dụng hấp thụ các chất phóng xạ phát ra từ máy tính, tivi, máy in…
Chăm sóc cây cảnh trầu bà xanh đúng cách:
Cây cảnh trầu bà là một loại cây ưa bóng nên bạn nên đặt chúng ở nơi râm mát, có ánh sáng tự nhiên hoặc có mái che. Bởi nếu không cây sẽ dễ bị cháy lá hoặc chết.
Các bạn không nên đặt giỏ cây trầu bà ở sát cửa kính. Mỗi tuần nên đem chúng phơi nắng 1 lần vào sáng sớm. Nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất của loại cây này là 15 độ C và 30 độ C.
Cây cảnh trầu bà không cần sử dụng nhiều phân bón nên thỉnh thoảng bạn chỉ cần hoà tan 1 ít phân bón lá tưới cho cây là được. Có thể sử dụng một ít thuốc bảo vệ thực vật để trừ bệnh cho cây trầu bà. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thường xuyên nhặt bỏ lá vàng và thay nước cho cây cảnh để giúp chúng luôn khoẻ mạnh và phát triển tươi tốt hơn.