Vài ngày trước khi kết hôn, mẹ tôi qua đời vì biến chứng của bệnh tiểu đường. Bố tôi cũng qua đời từ sớm, trong nhà chỉ còn anh trai và chị dâu. Vì lý do này mà mẹ chồng tương lai của tôi không hài lòng về tôi, bà cảm thấy tôi là một người phụ nữ kém may mắn.
Vì sự ra đi đột ngột của mẹ, đám cưới của tôi bị hoãn lại một năm. Mối quan hệ giữa tôi và mẹ chồng không được tốt cho lắm, tôi thấy mẹ chồng là một người khá nham hiểm, khó gần và luôn xăm xoi, bới móc lỗi lầm của con dâu.
Kết hôn chưa bao lâu thì tôi mang thai, thái độ của mẹ chồng đối với tôi cũng hòa nhã hơn. Thế nhưng, tôi sinh non, cái thai hơn 7 tháng là tôi đã sinh rồi. Con trai tôi tuy nhỏ, nhưng may thay sức khỏe của nó khá tốt, không gặp phải vấn đề gì nguy hiểm khi sinh non cả.
Kỳ lạ là từ khi tôi vào bệnh viện sinh con đến nay, mẹ chồng chưa bao giờ vào thăm tôi cả. Tôi có hỏi chồng vài lần nhưng anh ngập ngừng không nói.
Từ khi tôi sinh con, mẹ chồng không vào viện thăm tôi lần nào. (Ảnh minh họa)
Hóa ra, vì tôi sinh non nên mẹ chồng cảm thấy đứa trẻ đó không phải là máu mủ của con trai bà, vì tôi và chồng chưa từng đi quá giới hạn trước khi cưới. Cho nên, bà nhiều lần khuyên nhủ chồng tôi mang đứa trẻ đi xét nghiệm huyết thống. Nghe chồng nói vậy, tôi tức giận lắm. Tôi sinh con cho anh, sinh cháu cho bà mà giờ bà lại nghi ngờ tôi như thế, sao không giận được cơ chứ.
Nằm bệnh viện vài ngày, khi cơ thể gần bình phục thì tôi được phép xuất viện về nhà. Nhưng vừa đến cửa, mẹ chồng đã chặn ở cửa, nhất quyết không cho mẹ con tôi vào nhà. “Cô phải đưa ra được bằng chứng chứng minh đứa trẻ là cháu ruột của tôi, nếu không mẹ con cô đừng hòng bước vào cánh cửa này nửa bước”, mẹ chồng tôi gay gắt.
Tôi quay sang nhìn chồng, nhưng anh lại cúi gằm mặt xuống, không dám nhìn tôi. Mãi 5-6 phút sau, chồng nói tôi đưa con đi làm xét nghiệm huyết thống khiến tôi ngỡ ngàng. “Chuyện này cũng tốt mà, như vậy mọi thứ sẽ rõ ràng, hòn đá trong lòng anh và mẹ cũng được đặt xuống”, chồng tôi nói.
Thì ra anh cũng nghi ngờ tôi, đau đớn tôi bế con trai rời đi mà không thèm ngoảnh lại. Tôi không thể về nhà mẹ đẻ ở cữ được, vì bố mẹ tôi đâu còn nữa, mối quan hệ giữa tôi và chị dâu luôn không tốt, chắc gì chị ấy đã cho tôi vào nhà. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi đành ôm con đi thuê phòng trọ ở. Cuộc sống một mẹ một con quả thật không hề dễ dàng gì, may tôi còn chút tiền tiết kiệm nên mẹ con có thể cầm cự qua ngày.
Khi con trai được 6 tháng tuổi, tôi bắt đầu tìm mối quần áo trẻ em về bán. Đi vay mượn bạn bè thêm, tôi cũng thuê được mặt bằng để bày hàng.
Nháy mắt đã 3 năm trôi qua, con trai tôi càng lớn càng giống bố nó, nhưng bao năm qua anh ta có ngó ngàng gì tới mẹ con tôi nữa đâu. Đúng là một gã đàn ông tệ bạc mà.
Hôm qua, tôi chuẩn bị đóng cửa hàng để về đón con trai đang đi mẫu giáo thì mẹ chồng tôi đột nhiên xuất hiện. Bà cầm lấy tay tôi đầy phấn khích rồi lấy từ trong túi xách ra một tấm ảnh, cậu bé trong ảnh chính là con trai của tôi.
- Con à, đây chính là cháu trai của mẹ. Con cho mẹ gặp cháu được không?
- Đây là con tôi, không liên quan gì đến gia đình nhà bác cả. Mong bác rời đi cho.
3 năm sau, mẹ chồng tới gặp tôi, xin nhận cháu nhưng tôi không đồng ý. (Ảnh minh họa)
Nói xong tôi quay lưng rời đi nhưng mẹ chồng tôi lại quỳ xuống van xin tôi cho bà được gặp cháu. Hóa ra, năm ngoái chồng tôi bị tai nạn xe hơi và phải nằm liệt giường, khả năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mẹ chồng tôi là người rất truyền thống, sao bà có thể chấp nhận được việc hương hỏa trong nhà bị đứt đoạn chứ. Mãi tới mấy hôm trước, một người bạn khoe mẹ chồng tôi bức ảnh chụp cả lớp cháu trai bà, có lẽ đứa trẻ đó học cùng lớp với con trai tôi nên khi cầm bức ảnh, bà đã nhận ra con trai tôi ngay, vì con trai tôi giống hệt bố nó. Cho nên, lúc này bà mới muốn nhận cháu về.
Lúc đó quả thực tôi rất thông cảm cho mẹ chồng, mủi lòng với hoàn cảnh của bà. Nhưng khi nghĩ đến cách bà đối xử với tôi năm xưa, tôi vẫn không thể tha thứ cho bà và chồng được. Vết sẹo vẫn còn đó, tuy không rỉ máu nhưng chạm vào vẫn còn đau nên tôi không chấp nhận lời xin lỗi của mẹ chồng, đuổi bà đi về.
Theo: Eva.vn
0 Bình luận