1. Anh chẳng bao giờ rửa bát.
Bạn sẽ không bao giờ khiến chồng làm điều bạn muốn nếu sử dụng những từ ngữ như "luôn luôn", "lúc nào cũng" hay "chẳng bao giờ".
Cách nói "vơ đũa cả nắm" này phủ nhận mọi nỗ lực mà chồng bạn đã bỏ ra.
Thay vào đó, bạn nên nói: "Em mong anh giúp em nhiều hơn với việc rửa bát".
2. Anh là đồ lười.
Đừng bao giờ nói chồng bạn là đồ lười biếng, dù có đôi khi chồng bạn về nhà và vứt ngay quần áo trên sàn.
Bạn có thể đề nghị chồng ngừng làm như vậy, nhưng đừng bao giờ gán ghép thói quen của chồng bạn thành một khuyết điểm tính cách như là "lười biếng".
Khi bạn phát xét tiêu cực tính cách của chồng chỉ vì những sai lầm nhất thời, bạn đang thể hiện thái độ khinh thường đối với chồng mình.
3. Tất cả là tại anh.
Đừng bao giờ đổ lỗi khi có vấn đề xảy ra. Điều quan trọng là bạn phải chịu trách nhiệm với hành động của mình, kể cả khi phần trách nhiệm của bạn rất nhỏ.
Khi bạn không sẵn sàng chấp nhận rằng chồng mình không phải người duy nhất gây ra xung đột, thì bạn sẽ không thể nào hòa giải được.
4. Có lẽ chúng ta nên ly hôn.
Khi hôn nhân gặp vấn đề, đừng bao giờ buông ra hai từ "ly hôn".
Vào ngày làm lễ cưới, bạn và chồng bạn đã hứa sẽ cùng nửa kia vượt qua mọi khó khăn, sóng gió trong cuộc đời.
Việc buông ra hai từ "ly hôn" sẽ tạo thành vết nứt trong nền tảng hôn nhân của hai bạn.
5. Anh thật ngốc khi cảm thấy như vậy.
Bạn không nên gạt bỏ, phủ nhận cảm xúc của chồng mình.
Hãy đồng cảm và gạt bỏ phản ứng/nhu cầu ích kỷ của bạn sang một bên để cố gắng thấu hiểu điều gì khiến chồng bạn cảm thấy như thế.
Ngay cả khi bạn không đồng tình với cảm xúc của chồng bạn thì bạn cũng nên tôn trọng cảm xúc ấy.
6. Em kiếm được nhiều tiền hơn nên sự nghiệp của em quan trọng hơn.
Nếu bạn muốn có một hôn nhân bền chặt và lạnh mạnh thì đừng bao giờ tự cho mình ở vị trí cao hơn chồng vì bạn có thu nhập cao hơn.
Giá trị cá nhân không gắn liền với nghề nghiệp hay thu nhập. Bạn có thể cảm thấy người mang về nhiều tiền hơn là người có ảnh hưởng, quyền lực lớn nhất trong gia đình.
Tuy nhiên, có nhiều cách khác nhau để đóng góp cho gia đình. Mỗi người có một mục đích và cách làm riêng.
Cả hai vợ chồng cần trân trọng những đóng góp của nhau và cùng đầu tư cho những tham vọng của mỗi người, bất kể lợi nhuận mỗi người mang về là khác nhau.
Trên con đường vươn tới mục tiêu cuộc sống, hai bạn chính là tài sản của nhau chứ không phải là đối thủ cạnh tranh hay kẻ địch.
(Theo Purewow)