Ban đầu thông tin được chia sẻ là bé cần nhóm máu hiếm B Rh(D) hay còn gọi tắt là B-, sau đó gia đình và các trang có đính chính là nhóm O-.
Lời kêu gọi đang được chia sẻ mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trong chiều nay chỉ nhận được dự trù 4 đơn vị máu hiếm O-, kho dự trữ còn nên Viện sẽ cung cấp sớm nhất tới Bệnh viện Nhi Trung ương. Phía Bệnh viện Nhi Trung ương cũng khẳng định không có bệnh nhân nào cần máu B-.
Do vậy, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trân trọng cảm ơn sự quan tâm của cộng đồng đã tích cực chia sẻ, kêu gọi hiến máu cho trường hợp này. Tuy nhiên, hiện đã có đủ nguồn máu cho bé và Viện cũng sẽ có trách nhiệm huy động cộng đồng nhóm máu hiếm, do đó, phía Viện Huyết học bày tỏ mong muốn cộng đồng đừng quá lo lắng và ngưng chia sẻ về dòng trạng thái này.
Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu là A, B, O và AB với tỷ lệ phân bố trong cộng đồng khác nhau ở từng chủng tộc.
Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu là A, B, O và AB
Ở Việt Nam, tỷ lệ này là: nhóm O khoảng 45%, nhóm B khoảng 30%, nhóm A khoảng 20% và nhóm AB khoảng 5%.
Hệ Rh có 2 nhóm máu thường gặp là Rh(D) dương và Rh(D) âm, hay còn gọi là Rh(D)+ và Rh(D)-.
Ở Việt Nam, những người có nhóm máu Rh(D) âm (bao gồm nhóm O-, A-, B-, AB-) ước tính chiếm khoảng 0,1% dân số (trong 1.000 người mới có 1 người), nên được coi là nhóm máu hiếm.
Trong khi đó, ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc… tỷ lệ nhóm máu Rh(D) âm trong cộng đồng cao hơn nhiều, chiếm khoảng 15% – 40% dân số.
Nhóm máu hiếm Rh(D) âm như các nhóm máu khác; người có nhóm máu hiếm có cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động như tất cả những người mang nhóm máu Rh(D) dương (trên 99% người Việt Nam).
Những gia đình nhân ái với 500 lần hiến máu
SKĐS - Tại buổi gặp mặt gia đình hiến máu tiêu biểu năm 2022 do Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 25/6, hàng chục gia đình, dòng họ, đã có mặt để chia sẻ với nhau "động cơ" khiến họ duy trì nghĩa cử cao đẹp này.