Báo cáo tại hội nghị, bác sĩ Phạm Đăng Trọng Tường, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu TPHCM, cho biết, trong quá trình thực hành lâm sàng, các bác sĩ gặp nhiều trường hợp bệnh nhân có những thương tổn ngoài da không phải là bệnh lý thông thường mà do bệnh nhân tự tạo ra.
Cụ thể là trường hợp một bệnh nhân nam (50 tuổi) đến khám vì có 2 vết loét khó lành ở vùng tay phải đang bị liệt do đột quỵ.
Dựa trên đặc điểm thương tổn và thông tin người nhà cung cấp, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị loét da tự tạo xuất hiện thứ phát sau bệnh lý trầm cảm.
Theo bác sĩ, bệnh da tự tạo là một dạng rối loạn giả bệnh, trong đó người bệnh tự gây tổn thương làn da của bản thân bằng các vật dụng sẵn có hay các loại hóa chất như axit, hoặc tiêm chích vật lạ, thuốc men...
Người bệnh có thể không ý thức việc mình làm hoặc luôn che giấu hành vi tự gây tổn thương, vì vậy bác sĩ cần có cách tiếp cận nhẹ nhàng, động viên cũng như luôn chia sẻ, lắng nghe người bệnh.
THÀNH AN
Từ khoá :
trầm cảm tự hủy hoại da
Các tin, bài viết khác
Lần đầu tiên dùng Robot cắt tuyến giáp qua tiền đình miệng cho bệnh nhân ung thư
Chuyển viện cấp cứu một cụ bà bệnh trở nặng khi đang tránh trú bão
Ngày 27-9, thêm 1 F0 ở Cần Thơ tử vong và 1.585 ca mắc Covid-19
Kiến nghị kéo dài thời gian thực hiện một số chính sách trong Nghị quyết 30
TPHCM: Tư vấn, điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV qua điện thoại
Các bệnh viện lớn ở Hà Nội, TPHCM sẵn sàng nhân lực, thuốc men hỗ trợ miền Trung chống bão
Điều trị bệnh đái tháo đường: Cảnh giác các bài thuốc trôi nổi
TPHCM: Lần đầu tiên tổ chức thi tuyển chức danh giám đốc bệnh viện
Phẫu thuật miễn phí cho trẻ dị tật hở môi, hàm ếch
Ngày 26-9, ca mắc Covid-19 tăng nhẹ, thêm 700 người khỏi bệnh
Xem thêm