Trang Chủ > Sức khỏe > Được chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối, bệnh nhân tìm thấy hy vọng tại FV

Được chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối, bệnh nhân tìm thấy hy vọng tại FV

Dân trí
28/09/2022 11:23:31

Bệnh nhân ung thư phục hồi sức khỏe tại FV

Đi tìm cơ hội sống cho chính mình

Ông Đặng Giỏi (sinh năm 1963) cho biết, cách đây hơn một năm, ông thấy chán ăn, đầy hơi, ăn không tiêu, thỉnh thoảng đau bụng âm ỉ. Nghĩ mình bị rối loạn tiêu hóa nên ông thường tự mua thuốc về uống, nhưng các triệu chứng vẫn kéo dài và tần suất ngày một dày hơn. Đến khi bụng to ra, sờ thấy khối bướu cứng, ông có linh cảm bất an nên quyết định vào một bệnh viện khám và được chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

"Tôi hỗn loạn, suy sụp vì luôn nghĩ ung thư đồng nghĩa với "án tử". Nhưng trong quá trình tìm hiểu, tôi nhận ra ung thư chưa phải là hết, có người vẫn sống 5 năm, 10 năm. Điều đó khiến tôi quyết tâm đi tìm cơ hội sống cho chính mình", ông Giỏi kể lại.

Được chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối, bệnh nhân tìm thấy hy vọng tại FV-1

Sức khỏe ông Đặng Giỏi hiện có nhiều cải thiện (Ảnh: FV).

Sau nhiều lần tìm cơ hội ở các bệnh viện, đầu năm 2021, ông Giỏi được bạn bè giới thiệu đến Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng - Bệnh viện FV. Khi đó, bụng ông đã căng cứng với nhiều khối bướu nổi lên trong bụng.

Tại FV, các bác sĩ tiến hành sinh thiết bướu và giải phẫu bệnh, nhằm tìm hiểu tường tận gốc tế bào ung thư, giai đoạn và đặc tính chi tiết nhất về loại ung thư đang phát triển trong người ông Giỏi, từ đó chọn ra phương thức điều trị phù hợp.

"Khi thăm khám, ông Giỏi có nhiều tổn thương bướu ở bụng, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm không trùng hợp với đại đa số trường hợp ung thư dạ dày khác. Bệnh nhân này có bướu xuất phát từ thành dạ dày, không xuất phát từ niêm mạc bên trong và không có tràn dịch màng bụng như loại ung thư dạ dày biểu mô tuyến thường gặp", bác sĩ Võ Kim Điền - Phó Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng - Bệnh viện FV cho biết.

Được chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối, bệnh nhân tìm thấy hy vọng tại FV-2

Kết quả hình ảnh xét nghiệm của ông Đặng Giỏi (Ảnh: FV).

Kết quả phân tích giải phẫu bệnh với phương pháp hóa mô miễn dịch khẳng định đây là trường hợp bướu mô đệm đường tiêu hóa (GIST) dương tính với xét nghiệm CD117. Đây là một dạng của ung thư đường tiêu hóa, có cơ hội điều trị ổn định và thời gian sống còn cao hơn.

Được chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối, bệnh nhân tìm thấy hy vọng tại FV-3

Bác sĩ Võ Kim Điền - Phó Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng - Bệnh viện FV (Ảnh: FV).

Vũ khí điều trị chính của bệnh lý này thường là phẫu thuật nhưng lại có tỷ lệ tái phát khá cao. "Để giải quyết vấn đề tái phát thì liệu pháp toàn thân bằng thuốc ức chế men Tyrosine Kinase là lựa chọn tối ưu. Trong trường hợp như bệnh nhân Giỏi, các tổn thương đã lan rộng trong ổ bụng nên không thể phẫu thuật, do đó, chúng tôi quyết định dùng liệu pháp thuốc ức chế này để điều trị", bác sĩ Điền nhấn mạnh.

Sau 7 tháng tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình điều trị bằng thuốc ức chế tại Bệnh viện FV, ông Giỏi đã hồi phục 80% sức khỏe, ăn ngủ tốt, không còn tình trạng rối loạn tiêu hóa, không đau nhức nhờ đáp ứng thuốc tốt. Bệnh nhân tiếp tục được dùng thuốc và đang sống khỏe.

Được chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối, bệnh nhân tìm thấy hy vọng tại FV-4

Hội chẩn đa chuyên khoa giúp lập ra phác đồ điều trị chuyên biệt cho từng bệnh nhân (Ảnh: FV).

Với kết quả hồi phục vượt mong đợi, ông Giỏi xúc động chia sẻ: "Niềm tin với bác sĩ là yếu tố quan trọng để một bệnh nhân không còn gì để mất như tôi cố gắng uống thuốc, vượt qua đau đớn của bệnh tật mà vui sống. Bằng việc động viên, giải thích rất kỹ tiến trình hồi phục mỗi ngày, các bác sĩ đã cho tôi thêm động lực, sự tin tưởng và yên tâm điều trị. Tôi thật sự không ngờ sức khỏe có thể hồi phục nhanh thế này sau gần 7 tháng kiên trì tại bệnh viện FV".

Bướu mô đệm đường tiêu hóa (GIST) là gì?

Bướu mô đệm đường tiêu hóa - GIST (Gastrointestinal Stromal Tumor) bắt nguồn từ các tế bào mô đệm ở thành ruột.

Đây là loại bướu phát triển chậm. Hầu hết, bướu phát hiện 60 - 70% ở dạ dày, 20 - 25% ở ruột non, một tỷ lệ nhỏ ở thực quản, đại tràng và trực tràng. Độ tuổi trung bình khi có triệu chứng là 50-60 tuổi.

Được chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối, bệnh nhân tìm thấy hy vọng tại FV-5

Các bác sĩ phân tích kỹ lưỡng từng trường hợp bệnh để chọn ra phương thức điều trị phù hợp và chuyên biệt cho từng bệnh nhân ung thư (Ảnh: FV).

Các triệu chứng của GIST rất khác nhau, thay đổi tùy theo vị trí nhưng thường gặp là: chảy máu, khó tiêu và tắc nghẽn. GIST thường được chẩn đoán bằng nội soi đường tiêu hóa và sinh thiết để phân loại giai đoạn.

Điều trị GIST bằng phẫu thuật cắt bỏ là chủ yếu. Thuốc ức chế có thể được sử dụng khi khối bướu dương tính với CD117.

"Thuốc vẫn hiệu quả với bệnh nhân có bướu không thể cắt bỏ hoặc đã di căn, giúp bệnh nhân mắc GIST có cơ may kiểm soát bệnh thành công và kéo dài thời gian sống", bác sĩ Điền chia sẻ.

Được chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối, bệnh nhân tìm thấy hy vọng tại FV-6

Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng trực thuộc Bệnh viện FV cung cấp dịch vụ chẩn đoán, xác định giai đoạn bệnh và điều trị ung thư tiên tiến (Ảnh: FV).

Với GIST giai đoạn sớm hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng do kích thước bướu nhỏ và thường phát hiện bệnh khi bướu đã to và bước vào giai đoạn muộn. Do đó, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, mỗi người nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện, điều trị sớm những dấu hiệu bất thường của đường tiêu hóa mở ra cơ hội điều trị sớm những bệnh lý ác tính.

Liên hệ hotline Bệnh viện FV (028) 54 11 33 33 để được tư vấn dịch vụ tại Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng.