Trang Chủ > Sức khỏe > Trung Quốc tìm kiếm sự ủng hộ của Campuchia về vấn đề Đài Loan

Trung Quốc tìm kiếm sự ủng hộ của Campuchia về vấn đề Đài Loan

Xã Luận
06/08/2022 09:30:53

Ngoại trưởng Trung Quốc đang cố gắng kêu gọi sự ủng hộ phản ứng trả đũa của nước này đối với chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ.

Trung Quốc tìm kiếm sự ủng hộ của Campuchia về vấn đề Đài Loan-1

Ảnh minh họa

Tin liên quan

Ngày đầu tập trận quanh Đài Loan, Trung Quốc phá vỡ nhiều “quy tắc ngầm”

Nhà lãnh đạo Đài Loan kêu gọi Trung Quốc kiềm chế

Tương quan lực lượng giữa Trung Quốc và Đài Loan như thế nào nếu có bên vượt làn ranh đỏ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có mặt tại Campuchia từ ngày 3 đến 5.8, tham dự một loạt các cuộc họp ASEAN và ASEAN+. Chuyến thăm của ông Vương diễn ra trong bối cảnh căng thẳng cao nhất ở eo biển Đài Loan trong hơn 20 năm qua, với việc Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thật ở xung quanh Đài Loan nhằm phản ứng chuyến thăm đảo của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.

Với căng thẳng quân sự ở eo biển Đài Loan gia tăng, cả Mỹ và Trung Quốc đều tìm cách ra quan điểm của họ về vấn đề này trong các vòng họp ngoại trưởng ASEAN. Quan điểm của Washington là các chuyến thăm của nhiều nhà lập pháp Mỹ tới Đài Loan là thường lệ và không có gì thay đổi trong chính sách của Mỹ.

“Tôi muốn nhấn mạnh không có gì thay đổi về quan điểm của chúng tôi và rất hy vọng Bắc Kinh sẽ không tạo ra một cuộc khủng hoảng hoặc tìm cách gia tăng các hành động quân sự gây hấn của họ”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết tại cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN - Mỹ tại Campuchia.

Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn bên lề các cuộc họp ASEAN, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã cáo buộc Mỹ “xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc dưới chiêu bài dân chủ”. Trước và sau chuyến đi của bà Pelosi tới Đài Loan, các quan chức Trung Quốc đều đã nhiều lần nhấn mạnh rằng chuyến thăm này là một hành động khiêu khích và Mỹ sẽ phải “gánh chịu hậu quả”.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị dự kiến sẽ không có cuộc gặp trực tiếp trong khi cả hai đang ở Phnom Penh tham gia các cuộc họp cấp ngoại trưởng ASEAN  trong tuần này.

Trung Quốc đã cố gắng tăng cường sự ủng hộ đối với lập trường giải quyết vấn đề Đài Loan của mình trong các cuộc họp bên lề ASEAN, đặc biệt là với Campuchia, nước hiện đang là chủ tịch luân phiên của ASEAN và là đối tác thân thiết nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á.

Trên thực tế, trong cuộc gặp với Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị chỉ trích các hành động gần đây của Mỹ vì đã “xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, vi phạm lời hứa của chính họ, làm gia tăng căng thẳng ở eo biển Đài Loan, hoàn toàn bộc lộ hành vi đạo đức giả và bá quyền”.

Về phần mình, ông Sokhonn cho biết Campuchia kiên quyết tuân thủ chính sách "một Trung Quốc", đồng thời cam kết “ủng hộ Trung Quốc trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như ủng hộ việc Trung Quốc đưa ra phản ứng kiên quyết với “các hành động khiêu khích của Mỹ”.

Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia cũng cho biết ông cùng Ngoại trưởng Vương đã “thảo luận về sự phát triển gần đây ở eo biển Đài Loan” và ông Sokhonn đã “bày tỏ quan ngại và nhấn mạnh lập trường nhất quán và kiên định của Chính phủ Hoàng gia Campuchia trong việc tuân thủ chính sách "Một Trung Quốc". Ông tuyên bố Phnom Penh coi các vấn đề liên quan đến Hồng Kông, Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương là công việc nội bộ và thuộc quyền chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Theo Diplomat, mặc dù người đứng đầu cơ quan ngoại giao Trung Quốc đưa ra những lời lẽ cứng rắn về vấn đề Đài Loan trong cuộc họp với người đồng cấp Campuchia, nhưng ông Vương dường như không có cùng một giọng điệu trong tất cả các cuộc họp với các quan chức ASEAN. Chẳng hạn, trong cuộc họp ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc, ông Vương đã không có đề cập trực tiếp đến “Đài Loan” hoặc “eo biển Đài Loan”. Thay vào đó, ông đề cập đến “hành vi khiêu khích của Mỹ xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc”.

Tuyên bố của ASEAN cũng “kêu gọi kiềm chế tối đa” và yêu cầu các bên không xác định “kiềm chế trước các hành động khiêu khích”. Điều đó có thể dễ dàng nhắm vào Trung Quốc, Mỹ hoặc (rất có thể) là cả hai.

Tuyên bố của ASEAN cảnh báo rằng những diễn biến gần đây ở eo biển Đài Loan (mà không thực sự đề cập đến những gì đã xảy ra) “có thể gây mất ổn định khu vực và cuối cùng có thể dẫn đến tính toán sai lầm, đối đầu nghiêm trọng, xung đột mở và hậu quả khó lường giữa các cường quốc”. Nó cũng nhấn mạnh sự cần thiết của "đối thoại hòa bình giữa tất cả các bên" và đề nghị giúp làm trung gian để "giảm bớt căng thẳng, bảo vệ hòa bình, an ninh và phát triển trong khu vực”.

Trong khi đó, các ngoại trưởng của nhóm G7 (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh, Mỹ) đã đưa ra tuyên bố riêng, phù hợp chặt chẽ với quan điểm của Mỹ. Các bộ trưởng cho biết họ lo ngại về “các hành động đe dọa gần đây và đã được Trung Quốc công bố, đặc biệt là các cuộc tập trận bắn đạn thật và cưỡng bức kinh tế, có nguy cơ leo thang không cần thiết”.

“Không có lý do biện minh nào để sử dụng chuyến thăm làm lý do cho hoạt động quân sự gây hấn ở eo biển Đài Loan. Việc các nhà lập pháp từ các quốc gia của chúng tôi có những chuyến công du quốc tế là điều bình thường và thường xuyên. Phản ứng leo thang của CHND Trung Hoa có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng và gây mất ổn định khu vực”, tuyên bố của nhóm G7 cho hay.

Nguồn Tin: