Trẻ em dễ mắc bệnh hơn người lớn. Hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm, đó là lý do việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho độ tuổi này rất quan trọng.
Vì vậy, các bậc phụ huynh cần ghi lại những gì con bạn ăn và những gì phải tránh. Loại bỏ thực phẩm chế biến, nhiều dầu mỡ và đồ ăn có đường không phải là điều duy nhất cần lưu ý. Hãy chắc chắn rằng bạn cũng cung cấp cho các con những lựa chọn thay thế lành mạnh. Việc lựa chọn thực phẩm cũng tùy thuộc vào vấn đề trẻ gặp phải và nguyên nhân gây ra chúng.
Đau bụng, đầy hơi
Đầy hơi, đau nhói bụng, ợ hơi nhiều và đi ngoài ra khí thường xuyên hoặc dùng sức quá mạnh đều là những dấu hiệu hệ tiêu hóa của trẻ chứa đầy khí trong ruột. Ấn nhẹ vào bụng có thể là giải pháp giúp giảm bớt triệu chứng. Ngoài ra, cha mẹ có thể lựa chọn một số loại thực phẩm thân thiện với trẻ em:
- Dứa và đu đủ có các enzym giúp phân hủy protein trong quá trình tiêu hóa. Chúng cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
- Uống trà hoa cúc: Hoa cúc giúp thư giãn cơ của đường tiêu hóa trên, làm dịu các cơn co thắt để di chuyển thức ăn qua dạ dày và ruột non. Điều này sẽ làm giảm co thắt và chuột rút ở bụng.
- Theo tạp chí Parents, trà hoặc kẹo gừng có thể giảm đầy hơi và cơn đau bụng. Thành phần chính của gừng là gingerol, chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm sản sinh các gốc tự do và tác hại tiềm tàng của chúng đối với cơ thể. Loại thực phẩm này cũng làm giảm buồn nôn và khó chịu. Thêm vào đó, đặc tính chống viêm của gừng làm tăng dịch tiêu hóa và trung hòa axit trong dạ dày.
Đau bụng, đầy hơi là vấn đề tiêu hóa phổ biến có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Ảnh: Qqnews.
Tiêu chảy
Nếu con bạn bị tiêu chảy, hãy đảm bảo rằng trẻ luôn được cung cấp đủ nước cho đến khi hết cơn. Một số thực phẩm bổ sung lượng lớn cho hệ tiêu hóa và giữ cho chúng ngậm nước:
- Chế độ ăn uống BRAT: Chế độ ăn gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng có thể giúp kiểm soát tiêu chảy bằng cách bổ sung lượng lớn cho hệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng, khoáng chất bị mất do đi ngoài phân lỏng.
- Cho trẻ uống trà thảo mộc ngọt nhẹ, nước dùng và các chất lỏng trong suốt khác.
- Đảm bảo rằng con bạn uống từng ngụm nhỏ chất lỏng và uống ít nhất 355 ml chất lỏng một giờ trong khi các triệu chứng vẫn còn.
- Tránh xa nước ngọt có ga, nước trái cây có độ ngọt cao hoặc đồ uống chứa caffeine vì lượng đường hoặc caffeine cao sẽ hút chất dinh dưỡng và nước ra khỏi cơ thể.
Táo bón
Nếu con bạn không đi tiêu trong một vài ngày và kêu đau bụng hoặc chướng bụng, trẻ có thể bị táo bón.
Thực phẩm giàu chất xơ như bông cải xanh, đậu, quả mọng, các loại hạt và bánh mì nguyên hạt có thể giúp giảm nhẹ dần các triệu chứng táo bón. Trẻ cũng cần uống nhiều nước để cung cấp nước cho hệ thống cơ thể.
Trẻ nên tránh ăn các loại thực phẩm màu trắng như pho mát, sữa, bánh mì trắng có tinh bột và mì ống cho đến khi hết táo bón.
Cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn trái cây thay vì uống nước ép. Nước ép trái cây loại bỏ các chất xơ tự nhiên có trong trái cây, bổ sung chất xơ trong phân và đẩy phân ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn.
Nếu mọi thứ không tiến triển trong 1-2 ngày, hoặc nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, hãy gọi cho bác sĩ của con để xem liệu có cần thiết dùng một liều dầu khoáng, chất bổ sung chất xơ hoặc thuốc nhuận tràng hay không.
Cha mẹ cần lựa chọn kỹ lưỡng thực phẩm tùy thuộc vào vấn đề tiêu hóa trẻ đang mắc phải. Ảnh: Pubsacs.
Buồn nôn, nôn
Cho dù nguyên nhân là say xe, buồn nôn do bệnh tật hay điều gì đó khác khiến trẻ đau bụng, một chút chanh, gừng hoặc bạc hà có thể giúp giảm đau tạm thời. Trẻ nên uống từng ngụm nhỏ nước chanh, trà gừng mật ong chanh hoặc trà đá bạc hà.
Một bát súp gà ấm, nước dùng hoặc đá bào có hương vị trái cây cũng hữu ích khi trẻ bị buồn nôn. Ngoài ra, bánh quy giòn và chuối cũng có hiệu quả làm giảm buồn nôn.
Theo Healthline, thông thường, mục tiêu quan trọng hơn là đảm bảo con bạn được cung cấp đủ nước trong suốt thời gian bị ốm. Khi trẻ mất nước do nôn mửa, cho con uống nhiều chất lỏng là lựa chọn tốt nhất của cha mẹ.
Trào ngược axit hoặc ợ chua
Trào ngược và ợ chua xảy ra khi cơ chặn thực quản không đóng lại đúng cách, khiến axit tiêu hóa trào ngược lên và gây kích thích hệ thống. Nếu con bạn cảm thấy nóng rát ở ngực và bụng trên, đặc biệt là khi nằm xuống, đó có thể là chứng trào ngược.
Mặc dù một số loại thực phẩm có thể làm dịu hệ thống của chúng, điều quan trọng hơn là phải tránh xa một số loại thực phẩm gây bùng phát trào ngược.
- Tránh những thứ sau: Thức ăn nhanh, thức ăn nhiều mỡ, cay hoặc chiên, trái cây họ cam quýt, bạc hà, chocolate hoặc caffeine. Ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn cũng có thể giúp ngăn ngừa các cơn bùng phát.
- Để làm dịu chứng trào ngược và ợ chua, hãy cho trẻ ăn chuối, sữa hạnh nhân, trà gừng hoặc cam thảo đen.
Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện tuyến nội dung “Bệnh truyền nhiễm mùa hè”, nhằm cập nhật thông tin và giúp các bậc phụ huynh nâng cao nhận thức phòng chống bệnh truyền nhiễm ở trẻ trong thời điểm giao mùa.
Nutifood GrowPLUS+ Sữa non với công thức được phát triển bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, giúp trẻ hấp thu tối ưu các dưỡng chất. Sản phẩm được bổ sung 100% sữa non 24 giờ tự nhiên từ Mỹ với hàm lượng kháng thể IgG 1000+, đã được chứng nhận lâm sàng giúp nhân đôi đề kháng, tạo nền tảng vững chắc cho bé cao lớn và thông minh hơn. Độc giả tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline (028)38255777.