Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Nên biết rõ về nguyên nhân và triệu chứng để có thể khắc phục một cách nhanh nhất.
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống.
2. Bốn giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm
Ảnh minh họa: Internet
- Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện mình đang mắc bệnh.
- Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng.
- Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe , tâm lý người bệnh.
3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp
Tùy vào vị trí thoát vị ở cột sống cổ hoặc thắt lưng mà người bệnh có các biểu hiện khác nhau, trong đó đau lưng và tê bì tay chân là hai triệu chứng điển hình nhất.
Ảnh minh họa: Internet
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh bao gồm trọng lượng cơ thể (khi cân nặng cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống sẽ càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng) và tác động bởi nghề nghiệp (người lao động chân tay, thường xuyên khuân vác nặng, sai tư thế sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh).
Tùy vào vị trí thoát vị ở cột sống cổ hoặc thắt lưng mà người bệnh có các biểu hiện khác nhau, trong đó đau lưng và tê bì tay chân là hai triệu chứng điển hình nhất.
Vị trí các cơn đau do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường xuất hiện ở vùng cổ và vai gáy, chạy dọc xuống một hoặc cả hai cánh tay, ngón tay và bàn tay. Còn ở cột sống lưng, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội ở vùng thắt lưng, cơn đau sẽ lan dần xuống hông và đùi, lan xuống cẳng chân, bàn chân và các ngón chân. Đi kèm đó, người bệnh sẽ gặp tình trạng tê tay chân, lúc đầu chỉ có cảm giác như châm chích, kiến bò nhưng lâu dần các triệu chứng trở nặng khiến người bệnh khó đi lại và cầm nắm.
Nguyên nhân bệnh Thoát vị đĩa đệm
Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính mà một người có thể gặp phải như sau:
Lão hóa
Quá trình lão hóa của cơ thể do tuổi tác, khiến sức khỏe xương khớp suy giảm. Đó là nguyên nhân khiến thoát vị đĩa đệm lưng dễ xảy ra. Đĩa đệm được nuôi dưỡng hàng ngày bởi sự thẩm thấu, tuy nhiên trải qua thời gian, tuổi tác càng cao thì sự thẩm thấu càng kém, dẫn tới đĩa đệm khô dần do mất nước.
Khi đó các vòng bao xơ cũng trở nên yếu đi, chỉ cần tác động lực nhỏ cũng có thể bị rách và khiến nhân nhầy thoát ra ngoài gây thoát vị đĩa đệm.
Hoạt động sai tư thế
Nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm có thể là do khi bạn nhấc vật nặng, lao động, mang vác hay tập luyện nhưng không đúng tư thế, gây áp lực ở vùng cột sống lưng. Ngoài ra, nhiều người có thói quen ngồi gù lưng liên tục, cúi đầu quá lâu khiến cho cột sống lưng phải chịu áp lực quá lớn cũng gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm lưng.
Thừa cân
Những người bị thừa cân hay béo phì thường sẽ có nguy cơ thoát vị cột sống lưng cao hơn những người bình thường.
Ảnh minh họa: Internet
Theo một số nghiên cứu cho thấy, những người bị thừa cân hay béo phì thường sẽ có nguy cơ thoát vị cột sống lưng cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân là do, trọng lượng cơ thể lớn gây nên sức ép lên vùng cột sống, khiến các đĩa đệm bị tổn thương và rách.
Theo
Ngọc Thư (t/h) | Phụ Nữ Sức Khỏe
Link bài gốc
Copy link
https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/3-nguyen-nhan-va-trieu-chung-dan-den-thoat-vi-dia-dem-gia-hay-tre-dieu-co-the-mac-phai-khong-nen-chu-quan-501854.html