Trang Chủ > Sức khỏe > Trẻ bị các bạn “bo xì” vì những hình ảnh viêm da cơ địa: Mẹ phải làm sao?

Trẻ bị các bạn “bo xì” vì những hình ảnh viêm da cơ địa: Mẹ phải làm sao?

Làm Cha Mẹ
23/06/2022 20:05:55

(lamchame.vn) - Trong thời điểm con trẻ sắp trở lại trường học, các mẹ lo lắng làm sao để con hòa nhập lại cuộc sống trường lớp. Một số con trẻ mắc viêm da cơ địa lại càng gặp nhiều khó khăn hơn khi trẻ ngứa ngáy, gãi nhiều, và nổi các ban đỏ trên da, vừa gây mất thẩm mỹ lại ảnh hưởng đến các giấc ngủ, cũng như làm hạn chế việc tham gia một số hoạt động vui chơi. Thậm chí, tình trạng này xuất hiện có thể khiến bạn bè xung quanh sợ và ngại tiếp xúc với trẻ.

Trẻ bị các bạn “bo xì” vì những hình ảnh viêm da cơ địa: Mẹ phải làm sao?-1

Vì thế, các mẹ cần phát hiện sớm và tìm được giải pháp hiệu quả để điều trị viêm da cơ địa, giúp trẻ có thể tự do vui chơi, khám phá thế giới xung quanh cùng bạn bè đồng trang lứa.

1. Những hình ảnh của viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa trẻ em thường biểu hiện bằng các thương tổn da khô kèm ngứa ngáy, khó chịu. Các triệu chứng có thể bao gồm:

Các đốm nhỏ, nổi lên, có thể rỉ dịch và đóng vảy khi bị trầy xước

Da bong ra hoặc đóng vảy

Thay đổi màu sắc da: với làn da sáng màu, thường thấy da đỏ lên; ngược lại, sẽ thấy có những vùng da thâm (nâu đen, xám) xuất hiện ở trẻ da tối màu hơn. Đôi khi cũng bắt gặp tình trạng da viêm trở nên sáng màu hơn những vùng xung quanh.

Ngứa ngáy, đặc biệt ngứa nhiều hơn về đêm

Trẻ bị các bạn “bo xì” vì những hình ảnh viêm da cơ địa: Mẹ phải làm sao?-2

Gãi, phát ban đỏ trên da ở trẻ viêm da cơ địa

Hầu hết viêm da cơ địa khởi phát trước 5 tuổi, và vị trí xuất hiện triệu chứng viêm da có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi:

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi:

Viêm da cơ địa thường xuất hiện ở mặt trước cánh tay và chân, má hoặc da đầu (vùng quấn tã thường không bị ảnh hưởng).

Trẻ lớn hơn:

Viêm da cơ địa thường ảnh hưởng lên hai bên cổ, nếp gấp khuỷu tay và phía sau đầu gối.

2. Biến chứng của viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau bao gồm:

Nhiễm trùng da:

việc gãi nhiều lần làm vỡ các mụn nước và có thể gây ra các vết loét. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn và virus trên da, bao gồm cả nhiễm virus herpes simplex. Khi tình trạng nhiễm trùng da xảy ra, bé có thể bị sốt, da rỉ dịch, sưng tấy và đau nhức.

Sẹo:

Tình trạng viêm da có thể để lại sẹo trên da bé, đặc biệt là vùng da bị nhiễm trùng. Sẹo có thể đặc biệt rõ nếu bé có làn da sẫm màu.

Khó ngủ:

Nhiều nghiên cứu đã xác nhận viêm da cơ địa có thể gây giảm chất lượng cuộc sống, khiến trẻ gặp khó khăn khi ngủ (chủ yếu do tình trạng ngứa ngáy). Thiếu ngủ làm trẻ dễ bị nhiễm trùng và trở nên nhạy cảm hơn với cơn đau.

Viêm da thần kinh:

(hay còn gọi là lichen đơn dạng mãn tính) thường biểu hiện bằng các mảng da khô, dày tróc vảy ở bất kỳ vị trí nào, thường xảy ra do gãi thường xuyên tại một vị trí.

Viêm mô tế bào:

đây là tình trạng nhiễm trùng ở lớp sâu trong da với các biểu hiện: sưng, nóng, đỏ, đau.

Trẻ bị các bạn “bo xì” vì những hình ảnh viêm da cơ địa: Mẹ phải làm sao?-3

Bé viêm da cơ địa quấy khóc do khó ngủ

3. Mách mẹ cách điều trị viêm da cơ địa hiệu quả ở trẻ em

Mục tiêu chính trong điều trị viêm da cơ địa là giảm viêm, giảm ngứa, làm dịu, chống khô da, và tránh các yếu tố gây kích ứng da.

Dưỡng ẩm: đóng vai trò then chốt trong điều trị và phòng ngừa tái phát viêm da cơ địa. Để đảm bảo da được cấp nước đầy đủ, nên dưỡng ẩm da ít nhất 2 lần/ngày ngay sau khi tắm.

Điều trị viêm, ngứa theo mức độ viêm da từ nhẹ đến nặng. Corticoid bôi ngoài da thường được kê toa, như là một trong những điều trị chính trong viêm da cơ địa nhẹ - trung bình. Tuy nhiên, cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các sản phẩm dưỡng ẩm dạng mỡ hoặc dạng kem có thể giúp trẻ bảo vệ tránh khô da, nhưng thường đem lại cảm giác nhờn rít, khó chịu cho một số bé. Các mẹ có thể cân nhắc sử dụng dạng lotion, dạng xịt để thay thế. Đối với dạng xịt có ưu điểm phân tán nhanh và rộng trên da, nhờ đó tạo cảm giác mát và êm dịu.

Trẻ bị các bạn “bo xì” vì những hình ảnh viêm da cơ địa: Mẹ phải làm sao?-4

Trẻ được bôi dưỡng ẩm ngay sau khi tắm

Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp:

trong nhiều hướng dẫn điều trị viêm da cơ địa đã khẳng định vai trò của chăm sóc da cơ bản ở các mức độ viêm da khác nhau. Do đó mà việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp, không gây kích ứng da là vô cùng quan trọng. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da lành tính từ thiên nhiên, không chứa các thành phần paraben, propylene glycol,...

Tránh yếu tố gây kích ứng da:

gỡ bỏ nhãn mác trên quần áo, không để móng tay dài, không dùng các sản phẩm làm sạch có xà phòng hay cồn, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ để hạn chế bụi bẩn, lông chó mèo,...

Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính, và do đó cần điều trị lâu dài, không chỉ trong thời gian có triệu chứng bệnh. Dưỡng ẩm, chăm sóc da đóng một vai trò quan trọng và cần được thực hiện liên tục, đều đặn trong và sau khi phát ban trên da.

Với những thông tin chia sẻ trên hy vọng có thể giúp mẹ có những giải pháp hiệu quả để điều trị và bảo vệ da trẻ khỏi viêm da cơ địa.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Xịt viêm da cơ địa Shema Topi: Thành phần dịu nhẹ, công dụng và cách dùng cho bé

Tài liệu tham khảo:

[1] https://www.uptodate.com/contents/eczema-atopic-dermatitis-the-basics?search=atopic%20dermatitis%20&source=search_result&selectedTitle=1~150&usage_type=default&display_rank=1

[2] https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273

[3] https://dalieu.vn/benh-viem-da-co-dia/

[4] https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/complications-eczema

[5] https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273

[6] https://www.uptodate.com/contents/treatment-of-atopic-dermatitis-eczema?search=atopic%20dermatitis&source=search_result&selectedTitle=1~150&usage_type=default&display_rank=1

[7] Wong ITY, Tsuyuki RT, Cresswell-Melville A, Doiron P, Drucker AM. Guidelines for the management of atopic dermatitis (eczema) for pharmacists. Can Pharm J (Ott). 2017;150(5):285-297.

[8] Eichenfield LF, Tom WL, Berger TG, et al. Guidelines of care for the management of atopic dermatitis: section 2. Management and treatment of atopic dermatitis with topical therapies. J Am Acad Dermatol. 2014 Jul;71(1):116-32.

Theo Lamchame.vn