Trang Chủ > Sức khỏe > Tổn thương do zona thần kinh, làm thế nào phân biệt với các bệnh về da khác?

Tổn thương do zona thần kinh, làm thế nào phân biệt với các bệnh về da khác?

Sức Khỏe và Đời Sống
07/09/2022 11:00:44

Chính vì vậy, nhiều người thường nhầm lẫn zona thần kinh với các bệnh ngoài da khác. Vậy làm thế nào để phân biệt là vô cùng quan trọng.

Đặc trưng cơ bản tổn thương da ở người bệnh mắc zona thần kinh

Bệnh zona (giời leo) là kết quả của sự tái hoạt động của virus herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc VZV). Bệnh zona hay herpes zoster là bệnh nhiễm trùng da với biểu hiện là các ban đỏ, mụn nước, bọng nước

Trước khi tổn thương zona khoảng 2 đến 3 ngày người bệnh thường có cảm giác sớm gồm: da bị tổn thương do zona sẽ rát dấm dứt, đau kèm theo triệu chứng toàn thân ít hoặc nhiều như mệt mỏi, đau đầu…

Tổn thương do zona thần kinh, làm thế nào phân biệt với các bệnh về da khác?-1

Tổn thương Zona thần kinh phát triển theo dây thần kinh

+ Vị trí dễ bị tổn thương da do zona là thường khu trú tập trung vùng đặc biệt và chỉ có một bên của cơ thể. Vùng da bị tổn thương do zona là một khoanh dọc theo các đường dây thần kinh chi phối như trán -quanh mắt - đầu, hoặc cổ - vai - cánh tay, liên sườn một bên từ ngực vòng ra sau lưng, hoặc dọc từ hông xuống đùi,… cũng có trường hợp cá biệt bệnh nhân mắc zona bị cả hai bên hay lan toả.

+ Tổn thương da ở người bệnh zona : Khi mắc zona thường bắt đầu là các mảng đỏ, nề nhẹ, gờ cao hơn mặt da, hình tròn, bầu dục lần lượt nổi dọc dây thần kinh, rải rác hoặc cụm lại thành dải, thành vệt, sau 1-2 giờ trên mảng đỏ xuất hiện những mụn nước chứa dịch trong, căng khó vỡ, các mụn nước tập trung thành cụm (như chùm nho), về sau đục, vỡ ra thành vết loét chợt ướt, dần đóng vẩy tiết sau lành để lại sẹo.

Từ khi bắt đầu mọc đến khi lành sẹo khoảng 20-30 ngày.

+ Đau rát vùng nổi tổn thương, có khi đau từ trước khi nổi tổn thương làm bệnh nhân đi khám chuyên khoa thần kinh, đau nhức kiểu bỏng buốt, đau do viêm dây thần kinh cảm giác, ở người trên 50 tuổi thường bị đau nhiều và đau kéo dài, khỏi tổn thương ngoài da còn đau kéo dài nhiều tháng, hàng năm sau.

Trước hoặc cùng với mọc tổn thương ở da thường sốt nhẹ, hạch vùng lân cận sưng và đau ở vùng tương ứng.

Zona thần kinh

dễ nhầm với bệnh ngoài da nào và cách nhận biết phân biệt

Nhiều người khi mắc zona ở giai đoạn đầu thường nhầm lẫn do các bệnh ngoài da khác như: viêm da do côn trùng, bệnh herpes… Vậy để phân biệt cần chú ý những đặc điểm như sau:

- Bệnh zona và viêm da tiếp xúc côn trùng: Đây là hai bệnh có điểm giống nhau ở giai đoạn bệnh. Zona thần kinh cũng có biểu hiện đỏ da, đau rát ở trên bề mặt da và cũng lên bọng nước. Đầu tiên là những mụn nước nhỏ, sau đó mọc thành từng chùm một rồi thành vùng bọng nước lớn cũng vỡ ra, loét ra.

Tương tự viêm da tiếp xúc côn trùng ban đầu biểu hiện là những ban đỏ sau đó là mụn nước hoặc là bọng nước đóng thành từng chùm một vỡ ra và có sự lan rộng của tổn thương. Viêm da tiếp xúc côn trùng rất ngứa, khó chịu nếu tiếp xúc với hàm lượng nhiều sẽ gây đau.

Phân biệt hai bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng và zona là viêm da tiếp xúc côn trùng do những con côn trùng tiếp xúc với cơ thể và có phản ứng dị ứng. Còn zona do virus gây nên và thường chỉ bị một phần cơ thể. Các tổn thương da theo dây thần kinh ví dụ hay gặp ở phần ngực, phần lưng, phần vai, phần đùi và trên mặt và khi chạm vào vùng tổn thương sẽ không bị lây lan ra các vùng khác.

Bệnh zona thường xảy ra ở người lớn tuổi như trên 50, người có hệ miễn dịch suy yếu như phụ nữ mang thai hay người mắc bệnh làm suy giảm sức đề kháng. Còn viêm da tiếp xúc dị ứng không giới hạn độ tuổi, đối tượng.

Cho nên nếu chẩn đoán nhầm lẫn sẽ dẫn đến việc tự điều trị tại nhà hoặc không điều trị khiến tình trạng bệnh nặng lên rất nhiều, việc điều trị sau biến chứng gặp rất nhiều khó khăn.

-Bệnh zona và bệnh herpes: Bệnh zona và herpes da cũng có những tổn thương giống nhau. Tuy nhiên, với tổn thương da do virus herpes simplex type 1 (HSV1) và type 2 (HSV2) gây bệnh, type 1 gây bệnh ở da là chủ yếu, type 2 chủ yếu gây bệnh ở sinh dục.

Biểu hiện của tổn thương là mụn nước thành chùm trên nền da đỏ, thương tổn thường tiến triển thành mụn mủ hoặc loét và phủ vảy tiết lên trên. Vị trí thường gặp môi, sinh dục, tổn thương có thể nhiễm trùng thứ phát nếu diện tích thương tổn rộng và chăm sóc thiếu vệ sinh.

Nhiễm HSV có thể xảy ra khắp mọi nơi trên cơ thể, 70-90% nhiễm HSV1 xảy ra từ thắt lưng trở lên, 70-90% nhiễm HSV2 xảy ra từ thắt lưng trở xuống và khác với bệnh zona là thương tổn của HSV không phân bố một bên cơ thể. Đây chính là một đặc điểm nhận biết để phân biệt giữa zona và herpes da.

Nhiễm herpes ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch triệu chứng có thể rầm rộ hơn, tổn thương lớn hơn hoặc loét hoại tử và vùng tổn thương lan rộng hơn và thường hay tái phát.

Lời khuyên thầy thuốc

Bệnh zona là một nhiễm trùng da cấp tính, có đặc điểm nổi mụn nước, bọng nước ở một bên, dọc theo đường thần kinh chi phối, đau viêm dây thần kinh nhiều khi kéo dài cả sau khi tổn thương da đã lành.

Nếu không được điều trị đúng zona thần kinh có thể để lại nhiều hậu quả trong đó người bệnh có nguy cơ tổn thương mắt gây viêm kết mạc, giác mạc; viêm màng não hoặc tổn thương cơ vòng gây rối loạn đại tiểu tiện...

Vì vậy, khi có biểu hiện hoặc nghi ngờ mắc người bệnh nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị thuốc kháng virus sớm, dự phòng và kiểm soát các biến chứng.

Video bạn có thể quan tâm:

Khế - Vị Thuốc Trị Nóng Sốt, Mẩn Ngứa - SKĐS