Ca mắc mới COVID-9 tăng, bệnh nhân nặng tăng theo
Theo Bộ Y tế, ngày 28/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 769 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước (tăng 132 ca so với ngày trước đó) tại 37 tỉnh, thành phố (có 665 ca trong cộng đồng). Hà Nội vẫn nhiều nhất với 158 ca, giảm 30 ca so với ngày trước đó; 36 tỉnh, thành phố còn lại có số ca mắc từ 1-62, trong đó 20 tỉnh, thành ghi nhận dưới 10 F0/ ngày
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nghệ An tăng 44 ca, Phú Thọ tăng 43 ca và Bắc Ninh tăng 40 ca.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 700 ca/ngày. Con số này gia tăng so với các tuần trước đó.
Theo Bộ Y tế số ca COVID-19 mắc mới và ca nặng tăng lên
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.744.854 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.452 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.737.087 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.605.384), TP. Hồ Chí Minh (610.064), Nghệ An (485.595), Bắc Giang (387.728), Bình Dương (383.801).
Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 9.665.972 ca . Số bệnh nhân đang thở ô xy là 33 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 21 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 7 ca; Thở máy không xâm lấn: 0 ca; Thở máy xâm lấn: 5 ca; ECMO: 0 ca. Con số này tăng gấp đôi so với ngày trước đó.
'Không có chuyện dư thừa vaccine phòng COVID-19'
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, Việt Nam là một trong những nước đi đầu và đạt kết quả rất cao về tiêm vaccine phòng COVID-19 ở các mũi cơ bản.
Trong thời gian qua, ngành y tế đã cố gắng hoàn thành mục tiêu triển khai tiêm nhắc lần 1 ( mũi 3 ) đồng thời với triển khai tiêm nhắc lần 2 (mũi 4) từ tháng 5/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Đến nay có 230 triệu mũi tiêm đã được thực hiện và công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng vẫn được đảm bảo duy trì.
Cũng theo PGS.TS Dương Thị Hồng, số lượng cung ứng vaccine chỉ đáp ứng đủ tiêm nhắc lại cho người dân đủ và không có hiện tượng dư thừa. Bộ Y tế cũng đã có kế hoạch phân bổ cho các tỉnh theo đúng số đối tượng tiêm nhắc lại.
"Tuy nhiên trong tình trạng người dân chưa hiểu biết đầy đủ, chưa tích cực tham gia nên nhiều điểm tiêm chủng mở lọ vaccine ra nhưng người dân không đến tiêm chủng theo kế hoạch. Nhiều đơn vị mang giấy mời đến tận nhà nhưng người dân từ chối tiêm chủng"- PGS.TS Dương Thị Hồng nói.
Hiện kho lưu trữ còn 15 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Nếu chúng ta không sử dụng hiệu quả vaccine sẵn có sẽ gây lãng phí, trong khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình, của gia đình và cộng đồng trước nguy cơ dịch COVID-19 gia tăng trở lại trong bối cảnh biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tích cực và chủ động đi tiêm nhắc lại các mũi vaccine phòng COVID-19.
Chủ quan khi vùng cổ gáy 'béo lên' người phụ nữ bất ngờ mắc bệnh hiếm gặp
Bệnh viện Việt Đức vừa tiếp nhận trường hợp chị L.T.N. (45 tuổi, trú tại Bắc Ninh) đến thăm khám trong tình trạng khối u to giống như chiếc bướu bò tót vùng sau gáy.
TIN LIÊN QUAN
Biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam
Miễn dịch ở người đã tiêm vaccine liều cơ bản và mắc COVID-19 sẽ suy giảm: Cần thiết tiêm mũi 3, mũi 4
Mới: Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4
Một số tỉnh, thành chưa nhận hết vaccine phòng COVID-19 được phân bổ, tiêm chậm: Nguy cơ phải hủy bỏ
Khai thác bệnh sử, chị N. cho biết mặc dù rất chú ý đến ăn uống dinh dưỡng hợp lý, nhưng mấy năm gần đây thấy liên tục tăng cân khó kiểm soát. Các vòng ngực, bụng của chị cũng to ra trông thấy, tưởng rằng chỉ là tăng cân do không có thời gian tập thể dục, nhưng đến gần đây vòng cổ gáy cũng tăng lên không ngừng.
Đặc biệt, chị N. phát hiện một khối u to giống như chiếc bướu con bò tót vùng sau gáy, u còn lan ra phía trước cổ lấp đầy cả góc cổ cằm.
Lúc này chị N. mới đến bệnh viện thăm khám và được các bác sĩ chẩn đoán mắc u mỡ không rõ nguyên nhân.
PGS.TS Nguyễn Hồng Hà- Trưởng khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Việt Đức, cho biết qua thăm khám người bệnh được chẩn đoán mắc căn bệnh hiếm gặp là đa u mỡ đối xứng lan tỏa nhiều vùng cơ thể bao gồm cả cổ gáy, ngực bụng, lưng.
Các khối u lan tỏa dính với nhau tạo thành 3 đến 4 vòng quanh cổ gáy, ngực bắp tay, bụng vòng qua lưng trên. Nặng nhất là khối u khoảng 20cm x 15cm nổi gồ sau gáy khiến người bệnh vướng víu, khó chịu mất thẩm mỹ. Chức năng gan của người bệnh cũng bắt đầu thay đổi, gan nhiễm mỡ, đường máu cao, huyết áp nhiều lúc cao trên bình thường.
Do yêu cầu thẩm mỹ và an toàn cao nên các bác sĩ đã thực hiện ca phẫu thuật bằng kỹ thuật nội soi xâm lấn tối thiểu. Các bác sĩ lấy bớt da thừa, căng lại da cổ, thành công phẫu thuật loại bỏ khối u, đảm bảo thẩm mỹ cho người bệnh.
TS Nguyễn Hồng Hà cho biết đa u mỡ đối xứng lan tỏa (bệnh Madelung hay bướu bò tót) là một bệnh hiếm gặp. Trước đây bệnh được cho là chỉ gặp ở đàn ông tại các vùng ven Địa Trung Hải mà không gặp ở châu Á.
Tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh còn hiếm gặp hơn đàn ông hàng chục lần, tức là chỉ 1/300.000 đến 1/200.000. Nhiều chị em khi mắc bệnh nhưng chủ quan cho rằng chỉ là tăng cân thông thường, ngay cả các bác sĩ chuyên khoa sâu cũng cho rằng bệnh chỉ có ở nam giới. Cho đến khi khối u quá to và bắt đầu xuất hiện các biến chứng rõ ràng như tê bì 2 tay, khó nằm ngửa, ngủ ngáy và nặng hơn là khó thở khi nằm.
Ngày 28/6: Ca COVID-19 tăng lên 769; Có 3 F0 tại Bến Tre và Quảng Ninh tử vong
SKĐS - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 28/6 cho biết số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục gia tăng, lên 769 ca tại 37 tỉnh, thành phố; Trên 9.500 người khỏi bệnh, gấp 13 lần số mắc mới; Trong ngày có 3 F0 tử vong.