Trang Chủ > Sức khỏe > Phương pháp giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể

Phương pháp giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể

Zingnews
04/09/2022 08:17:21

Trong cơ thể chúng ta luôn tồn tại 2 loại cholesterol gồm tốt (HDL) và xấu (LDL). Những chất béo này được cơ thể tự tạo ra, đồng thời đến từ những thực phẩm chúng ta tiêu thụ hàng ngày.

Như tên gọi, cholesterol xấu LDL, với số lượng quá lớn, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan chuyển hóa, tim mạch…

LDL ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào?

Về lý thuyết, gan có khả năng tự tạo ra cholesterol để giúp các protein được di chuyển qua máu và đến tất cả cơ quan. Chất này cũng được dung nạp vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm.

Phương pháp giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể-1

Cholesterol xấu LDL có liên quan trực tiếp tới các vấn đề về tim mạch. Ảnh minh họa: giulia_bertelli .

Mặt khác, cholesterol LDL là một loại chất béo, ở dạng sáp, có thể tìm thấy trên khắp cơ thể. Chúng được tạo ra từ sự kết hợp giữa chất béo và protein, có thể dễ dàng tích tụ trong mạch máu.

Nếu có quá nhiều LDL trong mạch máu, chất này có thể khiến máu đi qua mạch và luân chuyển tới các bộ phận trong cơ thể. Các mạch máu bị thu hẹp do cholesterol buộc tim hoạt động nhiều hơn để tăng cường bơm máu. Tình trạng này kéo dài có thể làm vỡ mạch máu, dẫn đến đau tim, bệnh mạch vành hay xơ vữa động mạch, thậm chí đột quỵ.

Kiểm soát mức LDL

Theo các hướng dẫn lâm sàng, hầu hết người dân được khuyến nghị duy trì mức LDL ở ngưỡng dưới 100 mg/dL.

Trường Cao đẳng Tim mạch Mỹ và Hiệp hội Tim mạch Mỹ thậm chí khuyến cáo mức LDL nên đảm bảo dưới 70 mg/dL nhằm tránh các vấn đề sức khỏe trong tương lai, nhất là với nhóm mắc tiểu đường mạn tính khi chất này có thể phát triển bệnh liên quan tim mạch.

Các bác sĩ nhận định các mức độ LDL như sau:

Lý tưởng: Dưới 100 mg/dL

Gần lý tưởng: 100-129 mg/dL

Tương đối cao: 130-159 mg/dL

Cao: 160-189 mg/dL

Rất cao: Trên 190 mg/dL

Dựa vào thang đo này, khi người dân tới khám, các bác sĩ sẽ đề xuất một số chế độ ăn uống hay thay đổi về lối sống phù hợp.

Phương pháp giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể-2

Thay đổi lối sống, chế độ ăn có tác động lớn tới mức độ cholesterol xấu. Ảnh minh họa: New York Times .

Để kiểm tra mức LDL trong cơ thể, chúng ta sẽ phải lấy mẫu và xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế. Để xét nghiệm chính xác nhất, đa số bệnh nhân sẽ được yêu cầu nhịn ăn trong khoảng 12 giờ trước đó.

Trên thực tế, nhiều yếu tố có thể tác động tới lượng cholesterol xấu trong cơ thể, Trong đó, một số thói quen hay yếu tố có thể làm tăng LDL bao gồm:

Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa

Không hoặc ít vận động, mức độ hoạt động trong ngày thấp

Béo phì, thừa cân

Hút thuốc lá

Người cao tuổi

Có tiền sử gia đình liên quan tăng cholesterol

Tác động bởi một số thủ thuật y khoa

Đang sử dụng một số loại thuốc

Căng thẳng

Giới tính

Có thể thấy với hầu hết yếu tố nói trên, chúng ta không thể tác động để thay đổi. Tuy nhiên, khi tới khám, các bác sĩ sẽ đưa ra khuyến cáo và hướng dẫn để chúng ta tập trung vào những vấn đề có thể thay đổi như chế độ ăn, lối sống.

Với các bệnh nhân có mức LDL cao hoặc rất cao, các bác sĩ có thể đưa ra chỉ định điều trị bằng thuốc, kết hợp tập luyện thể dục, chế độ ăn cụ thể.

Đồng thời, những trường hợp này sẽ được yêu cầu theo dõi sát mức độ cholesterol thường xuyên để kiểm soát, tránh nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch.

Khi điều trị bằng các phương pháp thay đổi chế độ ăn, lối sống, bệnh nhân thường mất khoảng 3-6 tháng để thấy được sự thay đổi rõ rệt về mức độ LDL trong cơ thể.

Tốc độ này thường nhanh hơn khi bệnh nhân sử dụng thuốc, khoảng 6-8 tuần. Tuy nhiên, kết quả cũng sẽ phụ thuộc vào loại thuốc chúng ta sử dụng và khả năng đáp ứng của từng người.

TS.BS Trương Hồng Sơn: ‘Đừng để tuổi thọ bị rút ngắn vì mỡ máu cao’

Chuyên gia nhận định tình trạng gần 50% người thành thị bị mỡ máu, thừa cholesterol là hồi chuông báo động, buộc mỗi người dân phải có kế hoạch điều chỉnh, không thể thờ ơ.

Gần 50% người trưởng thành sống ở đô thị bị mỡ máu cao

Thừa cholesterol do chế độ dinh dưỡng và vận động không hợp lý là nguyên nhân chính khiến gần 50% người trưởng thành sống tại thành thị bị mỡ máu cao.