Liều chụp được đặt ở mức 2mSv (so với liều chuẩn 7mSv), giảm nguy cơ tiếp xúc tia xạ so với chụp cắt lớp vi tính ngực thông thường.
Các dữ liệu nghiên cứu gần đây cho thấy, với những bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư phổi, việc tiến hành sàng lọc chẩn đoán sớm ung thư bằng chụp cắt lớp với liều xạ thấp hàng năm tăng được thêm 20% số trường hợp ung thư phổi được phát hiện khi so với chụp x quang phổi thông thường.
Theo Verywell Health , những đối tượng nên chụp CT phổi để sàng lọc ung thư phổi là:
- Những người trong độ tuổi từ 50 đến 80.
- Có tiền sử hút thuốc ít nhất 20 năm (được định nghĩa là số bao thuốc hút mỗi ngày nhân với số năm hút thuốc).
- Những người đang hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc trong 15 năm qua.
Như với tất cả các quy trình xạ trị, lợi ích và rủi ro nên được cân nhắc trước khi thực hiện. Nếu bạn không đáp ứng các tiêu chí nhưng muốn được sàng lọc, hãy cân nhắc rằng theo các chuyên gia việc sàng lọc trong trường hợp của bạn có thể gây hại nhiều hơn lợi. Nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để xác định xem liệu việc sàng lọc hàng năm ở các nhóm dân số khác có ảnh hưởng gì đến thời gian sống sót hay không.
Cấy ghép kim loại ở ngực (như máy điều hòa nhịp tim) hoặc lưng (như que trong cột sống) có thể cản trở tia X và dẫn đến hình ảnh CT phổi kém chất lượng. Những người có các loại cấy ghép này không nên được chụp CT scan để phát hiện ung thư phổi.
Rủi ro
Tầm soát bằng cách chụp CT liều thấp khiến bạn tiếp xúc với bức xạ ion hóa, mặc dù ở liều thấp hơn so với liều được sử dụng cho chụp CT truyền thống.
Mặc dù các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiểm tra CT phổi trong chẩn đoán ung thư phổi chính xác hơn 20% so với chụp X-quang phổi, nhưng việc tiếp xúc với bức xạ hàng năm gây ra những lo ngại về sức khỏe.
Nguy cơ ung thư
Ai cũng biết rằng bức xạ liều cao có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm tổn thương mô, dị tật bẩm sinh và ung thư thứ phát. Tuy nhiên, với việc sàng lọc CT phổi, liều hiệu quả được sử dụng - khoảng 2mSv - ít có khả năng gây ung thư hơn nhiều.
Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ, liều bức xạ 10 mSv (tương đương với liều lượng được cung cấp khi chụp CT truyền thống) có liên quan đến 1 trong 2.000 nguy cơ ung thư. Con số này thấp hơn nhiều so với 1/5 nguy cơ mắc bệnh ung thư trong dân số nói chung.
Điều đó không có nghĩa là không có rủi ro liên quan đến chụp CT liều thấp. Tuy nhiên, lợi ích ở những người có nguy cơ cao hầu như vượt trội hơn bất kỳ mối quan tâm nào.
Đối với những người trẻ hơn, mức độ tiếp xúc tích lũy với bức xạ trong suốt nhiều năm vẫn chưa được biết rõ. Đó là lý do tại sao tầm soát ung thư phổi bằng CT liều thấp hiện không được khuyên dùng cho họ.
Các triệu chứng của ung thư phổi
Tùy theo vị trí và kích thước của khối u mà triệu chứng sớm khác nhau tùy mỗi người. Sau đây là 5 triệu chứng hay gặp nhất mà bạn cần đi khám ngay:
- Ho kéo dài không rõ nguyên nhân: với tất cả trường hợp ho kéo dài trên 2 tuần, đã điều trị nhưng không có hiệu quả
- Ho máu: Là một dấu hiệu nguy hiểm cần phải được phát hiện sớm và xử trí ngay. Thường được mô tả là ho ra đờm nhuốm ít máu đỏ tươi, trong vài ngày liên tiếp, thậm chí số lượng máu tăng dần theo thời gian.
- Đau ngực: Đôi khi chỉ đau âm ỉ, đau tăng lên khi ho, thường đau 1 bên ngực hoặc có thể lan lên vai, lan ra sau lưng.
- Khó thở: là triệu chứng khá thường gặp trong ung thư phổi. Mới đầu có thể khi vận động mạnh, leo cầu thang, khi bệnh tiến triển gây khó thở liên tục, ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Gầy sút cân, mệt mỏi: Đôi khi những người mắc ung thư phổi thường không ho hay đau ngực, mà chỉ thấy xuất hiện cảm giác chán ăn, ăn không ngon kéo dài, gầy sút từ vài kg tới 5-6kg trong 1,2 tháng.
Ngoài 5 triệu chứng điển hình, thường gặp ở trên, ta còn có thể gặp phải triệu chứng khác do tổn thương, di căn của ung thư phổi ở giai đoạn muộn hơn:
- Khàn tiếng mới xuất hiện
- Nuốt khó, nuốt đau, nuốt nghẹn kéo dài, liên tục
- Phù mặt tăng dần, kèm theo đau đầu, chóng mặt, tím mặt
- Hay hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh.
- Ngón tay biến dạng, sưng to
Tuy nhiên khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm lại không có bất cứ triệu chứng gì. Vì vậy, cần đi khám để phát hiện và sàng lọc sớm ung thư phổi nếu thấy mình hoặc người thân trong gia đình có một hoặc nhiều triệu chứng nêu trên.
Phòng bệnh
Ung thư phổi cũng được xếp vào nhóm khó phát hiện sớm. Vì thế, dự phòng bệnh được coi là chiến lược quan trọng nhất. Theo đó, người dân không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc, cải thiện vệ sinh công nghiệp và tránh tiếp xúc với khói bụi, đi khám sức khỏe định kỳ.
Với những người ngoài 50, bác sĩ khuyến cáo cần tầm soát ung thư phổi 6 tháng - 1 năm/lần. Đặc biệt với người hay hút thuốc lá, thuốc lào nhiều nên đi tầm soát sớm hơn.