Trang Chủ > Sức khỏe > Nhận biết và điều trị nhược cơ

Nhận biết và điều trị nhược cơ

Sức Khỏe và Đời Sống
15/07/2022 17:04:21

Nhược cơ

là bệnh gì?

Đây chính là một căn bệnh điển hình gây ra những rối loạn dẫn truyền tại những điểm nối quan trọng của thần kinh- cơ (neuromuscular junction), khiến suy giảm các chức năng hoạt động của cơ.

Bệnh nhược cơ gồm 2 thể chính:

-Nhược cơ cấp: Đây là thể bệnh cấp cứu, thường gặp ở thai phụ có tiền sử bị nhược cơ, hoặc người có u ác tính ở tuyến ức. Ở thể này, các cơn mỏi cơ xuất hiện gần như liền nhau, gây khó thở cấp, ăn nghẹn, uống sặc

-Nhược cơ thông thường : Thường gặp ở nữ, ở trẻ em 10 tuổi và lứa tuổi 20-40. Ở thể này, người bệnh có thể chỉ bị sụp mi mắt (một hoặc hai bên) hay nhai khó, nuốt khó, mỏi mệt tay chân...

Nguyên nhân gây nhược cơ

Nhận biết và điều trị nhược cơ-1

Triệu chứng và cách sử dụng thuốc trong bệnh lý nhược cơ như thế nào?

ĐỌC NGAY

‎Nhược cơ tự miễn mắc phải là bệnh nhược cơ thường gặp nhất, hiếm gặp nhược cơ bẩm sinh. Bệnh có thể xuất hiện sớm ở trẻ em và đòi hỏi các khảo sát bằng điện sinh lý, miễn dịch tế bào và phân tử một cách tinh tế để cho ra chẩn đoán chính xác.

Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra nhược cơ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng bệnh tự miễn và phì đại tuyến ức có liên quan đến việc hình thành bệnh này. Ngoài ra, hội chứng này có liên quan tiền sử gia đình.

Dấu hiệu của bệnh nhược cơ

Nhược cơ thường phát triển âm thầm với những triệu chứng ban đầu thoáng qua, một số trường hợp hiếm gặp thì bệnh tiến triển rất nhanh đến giai đoạn cuối. Bệnh có thể bị khởi phát sau một khoảng thời gian người bệnh bị stress hoặc mắc những bệnh nhiễm trùng hô hấp , hoặc trong thời gian mang thai, hay khi đang thực hiện gây mê.

Biểu hiện điển hình là bệnh nhân thấy mỏi mệt cơ tăng dần theo thời gian; trương lực một số cơ bị giảm:

-Cơ mắt: Hơn 50% người bệnh mắc nhược cơ có biểu hiện ban đầu ở cơ mắt

- Sụp mi: biểu hiện một bên hoặc không đối xứng

-Nhìn đôi: Người bệnh nhìn 1 vật nhưng lại thấy 2 hình ảnh.

-Khó nhắm mắt hoàn toàn.

Các triệu chứng có khả năng lan tới các cơ khác trong cơ thể trong vài tuần, vài tháng hay vài năm:

- Cơ hầu họng bị yếu: Yếu cơ vùng hầu họng gây cho bệnh nhân nuốt khó và nói khó. Giọng nói của người bệnh thay đổi nghe như giọng mũi khi yếu cơ vòm miệng, nặng hơn khi nói kéo dài. Ngoài ra, người bệnh có thể mắc phải tình trạng khó nuốt khi ăn uống, đặc biệt gây hít sặc suy hô hấp hoặc viêm phổi do thức ăn rơi vào phổi.

-Yếu cơ cổ, tay, chân: làm bệnh nhân gặp khó khăn khi giữ đầu ngẩng cao; Các hoạt động như nâng đồ vật, đứng dậy từ tư thế ngồi, leo cầu thang hay đánh răng đều khó thực hiện; Dáng đi nặng nề, không linh hoạt.

-Cơ mặt bị ảnh hưởng và khiến người bệnh có vẻ mặt vô cảm.

-Cơ hô hấp bị ảnh hưởng là dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh. Yếu cơ hô hấp gây suy hô hấp đe dọa tính mạng. Đây là tình huống này có thể xảy ra bất ngờ hoặc do: phẫu thuật, nhiễm trùng hoặc một số thuốc ức chế miễn dịch…

Nhận biết và điều trị nhược cơ-2

Hầu hết các bệnh nhân nhược cơ đều có biểu hiện ở cơ mắt

Biến chứng của bệnh nhược cơ

Triệu chứng nguy hiểm nhất của bệnh nhược cơ là suy hô hấp do yếu hoặc liệt các cơ hô hấp như: cơ hoành, cơ liên sườn, cơ ức đòn chũm… Nhiều trường hợp bị liệt hoàn toàn các cơ hô hấp, dẫn đến bệnh nhân tử vong nhanh chóng nếu không được cứu chữa kịp thời.

Ngoài ra, biến chứng sặc phổi và viêm phổi cũng góp phần làm cho tình trạng suy hô hấp trở nên nặng thêm.

Bệnh nhược cơ khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt, ăn uống kém, giảm hoặc mất khả năng tập trung, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt lao động hàng ngày

Phương pháp điều trị bệnh nhược cơ

Để điều trị bệnh nhược cơ c ác bác sĩ có thể sẽ kết hợp các phương pháp khác nhau một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả chữa trị tốt nhất dựa trên tình hình sức khỏe của mỗi bệnh nhân.

Bác sĩ có thể chỉ định:

-Thuốc kháng Cholinesterase: Neostigmine, Prostigmin, Mytelase, Mestinon...; Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Azathioprine, Corticoid, Cyclosporine...

-Tách huyết tương: các triệu chứng nặng của nhược cơ sẽ thuyên giảm.

-Mổ cắt bỏ u và tuyến ức

-Globulin miễn dịch:. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp bệnh nhược cơ nặng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên.

Phòng ngừa bệnh nhược cơ

Nhận biết và điều trị nhược cơ-3

Nên ăn rau quả để nâng cao thể trạng và phòng bệnh

Bệnh nhược cơ là một bệnh lý tự miễn, phụ thuộc vào cơ địa từng người. Vì vậy duy trì một sức khỏe tốt cũng có thể góp phần phòng bệnh, bằng cách:

-Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi hàng ngày

-Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và xây dựng một lối sống lành mạnh.

Với những người bệnh đã được chẩn đoán mắc cần:

- Phòng tránh các bệnh nhiễm trùng trong quá trình điều trị bệnh nhược cơ. Phòng tránh những bệnh nhiễm khuẩn (hầu họng, răng miệng) khi đang sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch.

-Không được tự ý ngưng thuốc hay dùng thêm các loại thuốc khác nếu không có trong chỉ định từ bác sĩ điều trị.

-Bổ sung kali

-Giữ cuộc sống thoải mái, tránh căng thẳng lo âu. Không nên làm việc quá cao hoặc với cường độ liên tục có thể gây tổn hại đến các cơ.

-Người bệnh không nên sử dụng bất kỳ thuốc nào có thể gây yếu cơ như: an thần gây ngủ,...

Nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu ban đầu nào của bệnh nhược cơ, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nhận biết và điều trị nhược cơ-4

Bài thuốc trị nhược cơ

Nhược cơ là tình trạng trương lực cơ bị giảm. Sau đây là một số phương thuốc điển hình để chữa trị chứng này theo Đông y, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.

Mời xem video nhiều người quan tâm:

Xơ phổi hậu COVID-19 - Chuyên gia chỉ cách điều trị