Trang Chủ > Sức khỏe > Nguy hiểm từ những đám cháy và người bị mắc kẹt: Chỉ trong 6 phút bệnh nhân có thể tử vong, sau 10 phút đã có thể không qua khỏi

Nguy hiểm từ những đám cháy và người bị mắc kẹt: Chỉ trong 6 phút bệnh nhân có thể tử vong, sau 10 phút đã có thể không qua khỏi

Phụ nữ và Gia đình
09/09/2022 09:32:10

Vụ cháy lớn như quán karaoke tại Bình Dương vừa qua đã khiến nhiều người tử vong. Nguyên nhân phần lớn là do ngạt khí, và tình trạng này được các bác sĩ cảnh báo vô cùng nghiêm trọng.

Sự thật đau lòng khiến chúng ta không muốn nhắc đến và nhiều câu hỏi thực tế được đặt ra. Theo đó, những lí do vì sao đám cháy xảy ra, vì sao nhiều người tử vong là câu hỏi hàng đầu.

Và lí giải về điều này, theo bác sĩ Tạ Văn Bạch - Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân Y 175 chia sẻ với báo Lao Động một thông tin quan trọng khi mắc kẹt trong những đám cháy và khói được kể ra đó chính là có thể cướp đi sinh mạng nhanh chóng. Theo bác sĩ, trong các vụ hoả hoạn, nạn nhân thường hít phải các khí độc như CO, CO2, amoniac…, những loại khí này ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân như: giảm oxy máu nhanh, gây đau đầu hoảng loạn, lú lẫn. Nhiều trường hợp nặng hơn có thể gây hôn mê, tử vong vì khí độc đã tấn công vào hệ hô hấp.

Nguy hiểm từ những đám cháy và người bị mắc kẹt: Chỉ trong 6 phút bệnh nhân có thể tử vong, sau 10 phút đã có thể không qua khỏi-1

Đám cháy xảy ra dễ dẫn đến người tử von vì bị ngạt khí. Ảnh: Internet

Khi bị ngộ độc, oxy trong máu sẽ giảm, lúc này cơ chế vận chuyển oxy của hồng cầu giảm, những khí oxy thải CO2 ra khỏi cơ thể không thể kịp khi dẫn đến việc cơ thể thiếu khí oxy và tử vong. Trong trường hợp bị ngạt khí dẫn đến hôn mê, bác sĩ cho hay, bệnh nhân có thể tử vong sau 6 phút, một con số nhanh thần tốc.

Theo bác sĩ Phạm Thị Vân Thanh - Khoa Nội soi, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng khẳng định, thời gian nạn nhân ngạt, rối loạn chuyển hóa hô hấp, hít các khí thải độc từ đám cháy trong khoảng 5-10 phút là đã có thể tử vong. Nhiều trường hợp nạn nhân bị bỏng đường hô hấp do không khí quá nóng, gây di chứng nghiêm trọng vì mất hết lớp niêm mạc hô hấp, hoặc bụi than bám đầy trong phổi. Những trường hợp cháy tại các địa điểm bị bít kín, không thông thoáng lối đi, chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều người không qua khỏi.

Liệu pháp để thoát nạn trong đám cháy được kể ra là gì?

- Chắc chắn chúng ta đều biết khi gặp đám cháy, nguyên tắc vàng là nhanh chóng thoát khỏi đám cháy càng nhanh càng tốt. Trong quá trình di chuyển, hạn chế hít phải khói độc tối đa có thể dẫn đến bất tỉnh.

- Phải xác định được hướng khói ở đâu và thoát khỏi hướng khói đó; di chuyển bằng cách bò sát trên sàn để ngăn việc tránh hít phải khói độc.

Nguy hiểm từ những đám cháy và người bị mắc kẹt: Chỉ trong 6 phút bệnh nhân có thể tử vong, sau 10 phút đã có thể không qua khỏi-2

Di chuyển đến những nơi tránh xa khói độc. Ảnh: Internet

- Dùng các vật che chắn đường hô hấp hay đơn giản hơn có thể dùng một miếng vải thấm nước, khăn ướt… giảm lượng khí độc vào phổi, mục tiêu vẫn là kéo dài thời gian an toàn, tránh ngộ độc, hôn mê trong lúc chờ ứng cứu. Nên bịt khăn có thấm nước lên miệng, mũi.

- Quấn chăn thấm đẫm nước lên người để tránh cháy quần áo, bỏng da. Nếu có thể, dùng chăn ẩm ướt hoặc băng dính bịt kín các khe cửa để tránh khói, khí độc tràn vào phòng trong lúc tìm cách thoát thân và chờ lực lượng chữa cháy.

- Trong trường hợp quần áo bị cháy, hãy dừng di chuyển, nằm xuống và trở mình liên tục cho đến khi ngọn lửa được dập tắt, đồng thời che mặt càng nhiều càng tốt. Tuyệt đối không được chạy vì gió sẽ làm lửa cháy và lan ra nhiều hơn.

Nguy hiểm từ những đám cháy và người bị mắc kẹt: Chỉ trong 6 phút bệnh nhân có thể tử vong, sau 10 phút đã có thể không qua khỏi-3

Nếu có thể, dùng chăn ẩm ướt hoặc băng dính bịt kín các khe cửa để tránh khói, khí độc tràn vào phòng trong lúc tìm cách thoát thân và chờ lực lượng chữa cháy. Ảnh: Internet

- Cần chú ý khi nhảy vào bể bơi, hồ nước trong khu vực cháy vì rất có thể lửa đã làm nóng nước, có thể gây bỏng toàn thân khi nhảy vào.

- Tuyệt đối không trốn trong nhà vệ sinh vì đây là nơi dễ bị ngạt thở do không gian kín.

- Di chuyển theo đường cầu thang bộ vì khi có sự cố cháy, nổ nguồn điện sẽ bị cắt nên thang máy sẽ bị dừng.

- Người lớn cần dạy cho trẻ em nơi trú ẩn trong trường hợp không may bị kẹt lại trong phòng. Gầm giường là một trong những nơi đầu tiên lính cứu hỏa dò xét khi tìm kiếm người mắc kẹt, vì thế hãy dặn con chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn.

- Dùng khăn, áo, mũ màu sắc nổi bật để vừa hô cứu vừa ra hiệu. Gọi điện thoại cho Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số 114 cứu nạn và cứu hộ.

https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nguy-hiem-tu-nhung-dam-chay-va-nguoi-bi-mac-ket-chi-trong-6-phut-benh-nhan-co-the-tu-vong-sau-10-phut-da-co-the-khong-qua-khoi-500491.html

Theo

Lam Lam (t/h) | Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nguy-hiem-tu-nhung-dam-chay-va-nguoi-bi-mac-ket-chi-trong-6-phut-benh-nhan-co-the-tu-vong-sau-10-phut-da-co-the-khong-qua-khoi-500491.html