1.Nguyên nhân hội chứng thận hư
Có nhiều nguyên nhân gây hội chứng thận hư trong đó hội chứng thận hư nguyên phát ở cầu thận , cụ thể là:
Bệnh cầu thận có sang thương tối thiểu; Xơ chai cầu thận khu trú từng phần;
Bệnh cầu thận màng - chiếm 30 – 50% nguyên nhân thận hư nguyên phát ở người lớn;
Bệnh cầu thận tăng sinh tế bào trung mô;
Bệnh cầu thận tăng sinh màng; Viêm cầu thận liềm, bệnh thận IgA 2.
Đối với hội chứng thận hư thứ phát là do các bệnh lý khác gây nên cụ thể như: Sau một bệnh nhiễm trùng; Viêm cầu thận cấp hậu nhiễm liên cầu trùng; Viêm nội tâm mạc; sốt rét, giang mai thời kỳ; viêm gan siêu vi B; do thuốc; các bệnh ung thư.
Ngoài ra, một số bệnh cũng gây ra hội chứng thận hư trong đó thường gặp là: Lupus đỏ hệ thống, viêm đa động mạch, thoái biến dạng bột, đái tháo đường ,… Tuy nhiên, theo nghiên cứu ở người lớn, khoảng 65 - 75% viêm cầu thận không biết rõ nguyên nhân, còn lại là kết hợp với bệnh lý khác như: bệnh hệ thống hay tiểu đường, bệnh lupus ban đỏ…
Khi mắc hội chứng thận hư người bệnh có biểu hiện đầu tiên là phù
2. Dấu hiệu nhận biết hội chứng thận hư
Khi mắc hội chứng thận hư người bệnh có biểu hiện đầu tiên là phù. Biểu hiện phù xuất hiện nhanh, không có dấu hiệu báo trước đây cũng là dấu hiệu khiến người bệnh nhập viện. Phù thường to và rất to, phù toàn thân kèm theo cổ trướng, đôi khi có tràn dịch màng phổi và màng tinh hoàn. Cân nặng tăng nhanh 20% - 25% trọng lượng cơ thể. Ăn nhạt không giảm phù, phù thường kéo dài.
Ngoài ra, các biểu hiện khác bao gồm: Tiểu ít: nước tiểu thường dưới 500ml/ 24h, có khi ít hơn chỉ vài chục ml trong ngày. Nước tiểu vàng, không đái buốt, đái dắt.
Da xanh, do phù giữ nước, niêm mạc rất hồng, người bệnh mệt mỏi, kém ăn và thường không sốt.
3. Hệ lụy của hội chứng thận hư
Khi mắc hội chứng thận hư điều trị không đúng hoặc điều trị muộn sẽ gây nhiều hệ lụy. Đầu tiên người bệnh suy dinh dưỡng bởi cơ thể mất quá nhiều protein trong máu nên dễ dàng bị sụt giảm cân nặng, suy dinh dưỡng và có thể bị thiếu máu, lượng vitamin D và canxi. Tuy nhiên người bệnh sẽ khó có thể nhận ra cơ thể bị sưng phù. Người bệnh cũng có thể bị giảm lượng tế bào hồng cầu (thiếu máu), lượng vitamin D và canxi.
Người mắc hội chứng thận hư còn xuất hiện tình trạng ứ muối và nước dư thừa trong cơ thể nên khiến người bệnh bị tăng huyết áp .
Suy thận cấp xảy ra ở người bệnh nếu thận mất khả năng lọc máu do tổn thương cầu thận, các chất thải có thể tích tụ nhanh chóng trong máu. Nếu điều này xảy ra, có thể cần lọc máu khẩn cấp - điển hình là với máy thận nhân tạo (máy lọc máu).
Hội chứng thận hư còn có thể khiến thận mất dần chức năng theo thời gian. Nếu chức năng thận giảm đủ thấp, người bệnh có thể phải lọc máu hoặc ghép thận.
Các biến chứng thường gặp ở người bệnh hội chứng thận hư là nhiễm khuẩn huyết, viêm mô, viêm tế bào, viêm phế quản, viêm phổi, rối loạn nước, điện giải,… do sức đề kháng giảm, giảm khả năng thực bào… Biến chứng tiêu hoá khiến bệnh nhân đau bụng do viêm loét dạ dày – tá tràng và biến chứng ít gặp hơn là tắc mạch máu nhưng dễ gây tử vong….
4. Lời khuyên thầy thuốc
Khi mắc hội chứng thận hư người bệnh cần tuân thủ điều trị của các bác sĩ. Ngoài ra, để giảm phù người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn đảm bảo khẩu phần đủ protein ở bệnh nhân (0,8-1g/kg/ngày + lượng protein mất qua nước tiểu). Hạn chế muối và nước khi có phù nhiều. Người bệnh ăn nhạt hoàn toàn trong giai đoạn phù. Khi hết phù có thể ăn 2 thìa cà phê nước mắm 1 ngày.
Trong thời gian điều trị tấn công, cần khám lâm sàng hàng ngày theo dõi nước tiểu tình trạng phù, cân nặng, huyết áp. Xét nghiệm nước tiểu xác định protein niệu, cần làm 2 – 4 tuần/ lần. Ngoài đợt điều trị tấn công cần định kỳ khám lại 1 – 3 tháng/ lần.
Để phòng bệnh hội chứng thận hư những người bệnh có tính chất mạn tính, có thể tái phát cần theo dõi và điều trị lâu dài. Đặc biệt tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc và các chất không rõ nguồn gốc, gây độc cho thận.
Mời độc giả xem thêm video:
Mì chính nên ăn thế nào để ngon và an toàn